2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách
2.1. Di truyền, bẩm sinh và sự phát triển nhân cách
Di truyền là sự tái tạo ở trẻ những thuộc tính sinh học nhất định, giống với cha mẹ; là sự truyền lại từ cha mẹ đến con những phẩm chất và đặc điểm nhất định đã được ghi lại trong cấu trúc gen. Những thuộc tính được di truyền bao gồm cấu trúc giải phẫu-sinh lý của cơ thể, những đặc điểm của cơ thể người, các phẩm chất của hệ thần kinh….
Thực tiễn cho thấy rằng bố mẹ là người da trắng thì con cũng da trắng, bố mẹ là người da vàng thì con cũng là người da vàng. Nhưng bố nói được nhiều thứ tiếng, con lớn nên có nói được nhiều thứ tiếng như bố không, bố mẹ là người phạm tội, con cái liệu có giống như bố mẹ không? Trong một số gia đình, dòng họ thường xuất hiện những người tài qua các thế hệ, phải chăng là có sự di truyền tài năng? Như vậy, hiện tượng di truyền là có thật, nhưng cái gì di truyền được và cái gì không, di truyền, ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển nhân
nhân chi sơ, tính bản thiện, tính tương cận tập tương viễn. Câu đó có nghĩa là lúc mới sinh, tính nết con người là thiện, cái tính ấy không ai khác ai là mấy, song vì tập nhiễm (bắt chước và nhiễm theo) với đời, dần dần có sự phân biệt khác nhau. Cho ý kiến về quan điểm trên.
Nêu vấn đề, tạo tình huống có vấn đề, vấn đáp, thuyết trình:
Trong bài Nửa đêm, Bác Hồ có viết: Hiền dữ phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do GD mà nên. Vậy phần còn lại ảnh hưởng đến tính nết con người là những yếu tố nào? Tìm các câu tục ngữ, ca dao nói về Suy nghĩ, giải quyết vấn đề Suy nghĩ giải quyết vấn đề
cách. Đây là vấn đề phức tạp vì vậy còn nhiều tranh luận, nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược. Nhưng chúng ta sẽ từng bước phân tích, dựa trên các cơ sở khoa học cũng như thực tiễn về vấn đề này để có sự thống nhất ở một số điểm cơ bản sau: di truyền có quyết định trước nhân cách con người không, các yếu tố như bẩm sinh, tư chất, kiểu hình thần kinh có ảnh hưởng như thế nào đối với sự hình thành và phát triển năng lực, nhân cách.
Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng coi di truyền, bẩm sinh, sinh học giữ vai trò tiền đề đối với sự phát triển nhân cách, không quyết định trước kiểu nhân cách:
- Di truyền, bẩm sinh, sinh học đảm bảo cho loài người tiếp tục tồn tại (về mặt sinh học), đồng thời giúp con người thích ứng với những biến đổi của các điều kiện tồn tại của nó (ví dụ: các phản xạ bản năng giúp đứa trẻ có thể tồn tại được nhờ sự nuôi dưỡng, cơ thể sống của con người có thể thay đổi để thích nghi với một số thay đổi có giới hạn của những điều kiện xung quanh)
- Nhân cách chỉ hình thành, phát triền và tồn tại trên một cơ thể người sống, trong đó sự lành lặn về não bộ và các cơ quan thần kinh, các giác quan có vai trò to lớn đối với sự phát triển nhân cách. Yếu tố bẩm sinh, sinh học thuận lợi sẽ là tiền đề thuận lợi cho sự hình thành, phát triển nhân cách. Ngược lại, bất cứ sự thiếm khuyết hoặc tổn thương nào về mặt sinh học, đặc biệt là thiếm khuyết, tổn thương về cơ quan thần kinh và các giác quan đều tạo ra những bất lợi cho việc hình thành, phát triển nhân cách.
- Phản ánh tâm lý là chức năng của một dạng vật chất có tổ chức và tiến hóa cao, đó là não bộ của con người. Nhờ có khả năng phản ánh này mà các quá trình tâm lý phức tạp, ý thức, nhân cách con người mới có thể hình thành và phát triển dưới tác động của hoàn cảnh xung quanh. Ở một số loài vật cũng có não bộ nhưng không có khả năng phản ánh như não bộ của con người, nên có sống trong xã hội loài người cũng không thể có ý thức, nhân cách.
- Nhưng di truyền không quyết định trước nhân cách, dù có tư chất người mà không sống trong xã hội loài người cũng không thể có nhân cách. Các trường hợp trẻ em ngay từ nhỏ đã bị lạc và được thú rừng nuôi đã minh chứng điều đó; Có cùng một đặc điểm di truyền nhưng sống trong những điều kiện xã hội khác nhau, hoạt động khác nhau thì nhân cách cũng khác nhau. Trường hợp quan sát và nghiên cứu trên trẻ sinh đôi cùng trứng đã kết luận điều này.
- Tư chất là một số đặc điểm sinh học của con người giúp cho họ có
vai trò của di truyền, môi trường, hoạt động, giao tiếp, GD đối với sự phát triển tâm lý, nhân cách của con người?
thể thành công trong một hoặc một số hoạt động nhất định. Những tư chất đó có sẵn trong cấu tạo của não, và trong các cơ quan như cơ quan cảm giác, các cơ quan vận động … Tư chất chỉ là điều kiện để sau này thực hiện có kết quả, hình thành năng lực ở một hoặc một số hoạt động nào đó. Song điều này không có nghĩa là tư chất quyết định sẵn nhân cách (cụ thể là năng lực). Tư chất có trở thành năng lực hay không còn phụ thuộc vào hoàn cảnh thực tiễn, hoạt động học tập và lao động, rèn luyện, tích lũy kinh nghiệm của cá nhân đó; người có tư chất có thể tham gia có hiệu quả vào các lĩnh vực hết sức rộng rãi mà không quy định trước một hoạt động nào. Sự thành công đó còn do yếu tố hoàn cảnh, sự lựa chọn và rèn luyện của cá nhân… - Các thuộc tính về loại hình thần kinh không định trước những nét tính cách sau này của con người, mặc dù chúng có ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển các nét tính cách. Có những nét tính cách khác nhau được hình thành trên cùng một kiểu hình thần kinh, và ngược lại có những nét tính cách giống nhau nhưng có trên nhiều kiểu hình thần kinh. Kiều hình thần kinh là cơ sở sinh lý thần kinh của khí chất, nhưng khí chất mang bản chất xã hội, chịu sự chi phối của các đặc điểm xã hội, biến đổi do rèn luyện và GD.
- Các nghiên cứu chỉ ra rằng con người khi sinh ra không bị định trước bởi một hành vi và giá trị nào về mặt xã hội, ngoài những hành vi bản năng để làm điều kiện sống. Các phẩm chất và năng lực chỉ có thể có được trong quá trình sống và hoạt động trong xã hội, giao tiếp với những người xung quanh với những điều kiện độc đáo, không lặp lại. - Cơ thể con người có sự biến đổi qua các giai đoạn lứa tuổi, sự biến đổi này khá phức tạp và nó cũng ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý, nhân cách của giai đoạn đó. Đó chỉ là ảnh hưởng của sinh lý đối với tâm lý, nó không quyết định trước nhân cách. Ví dụ, tình cảm khác giới, tình yêu nam nữ chỉ này sinh ở một giai đoạn nhất định, nó thường gắn với việc dậy thì của cơ thể. Tuy nhiên, tính chất của tình yêu chịu sự chi phối của hoàn cảnh xã hội, của hoạt động, của GD… Kết luận: Bẩm sinh, di truyền, sinh học chỉ là yếu tố tiền đề cho sự hình thành và phát triển nhân cách, không quyết định trước nhân cách. Vì vậy, không được tuyệt đối hóa vai trò của yếu tố sinh học, di truyền, giống như có người quan niệm trăng đến rằm trăng tròn, cha mẹ sinh con trời sinh tính để từ đó buông lỏng GD. Ngược lại cũng không được xem nhẹ vai tò của bẩm sinh, di truyền, sinh học, đặc biệt là yếu tố tư chất và kiểu hình thần kinh trong việc phát triển năng lực.
Các nhà GD phải chú ý trong việc tạo điều kiện để cho tất cả học sinh được phát triển năng lực hiện có. Một hệ thống GD tiến bộ phải đảm bảo những điều kiện bình đẳng cho sự phát triển toàn diện của con người, đồng thời cũng coi trọng việc đối xử thích hợp với từng học sinh theo những đặc điểm cá nhân của họ. GD mọi người có ý thức bảo vệ cơ thể, đặc biệt là bảo vệ hệ thống thần kinh là một việc rất quan trọng.