Nguyên lý GD

Một phần của tài liệu Giáo trình Giáo dục học đại cương (Dành cho sinh viên không thuộc chuyên ngành Tâm lý Giáo dục học) (Trang 43 - 46)

3.1. Khái niệm nguyên lý GD

Nguyên lý GD là những luận điểm khái quát mang tầm tư tưởng và có tính quy luật của quá trình GD (theo nghĩa rộng), chỉ dẫn toàn bộ hệ thống GD và quá trình sư phạm, trong đó có quá trình GD (theo nghĩa hẹp) và quá trình dạy học (những bộ phận hợp thành) Cần phân biệt nguyên lý GD với nguyên tắc GD và nguyên tắc dạy học. Nguyên tắc GD là các luận điểm cơ bản của Lý luận GD (GD theo nghĩa hẹp), có giá trị chỉ đạo các hoạt động GD, hình thành phẩm chất nhân cách, đạo đức cho học sinh. Tương tự như vậy, nguyên tắc dạy học là những luận điểm cơ bản của Lý luận dạy học có giá trị chỉ dẫn quá trình dạy học.

Nguyên lý GD có đặc điểm sau đây:

- Nguyên lý GD là một tư tưởng GD được khái quát từ bản chất của GD, được đúc rút ra từ quy luật về các mối quan hệ biện chứng giữa GD với các mặt của đời sống xã hội.

- Nguyên lý GD được khái quát từ bản chất của quá trình dạy học và quá trình GD theo nghĩa hẹp.

- GD là một hoạt động có mục đích, mục đích đó có tính lịch sử và thời đại. Nguyên lý GD chính là một tư tưởng GD được rút ra từ mục đích GD và trở thành phương thức để thực thi mục đích GD. - Nguyên lý GD được đúc rút từ kinh nghiệm GD tiên tiến của các nhà trường qua nhiều thời đại, đã làm cho GD đạt tới chất lượng và hiệu quả.

Tìm hiểu nguyên lý GD được trình bày trong Luật GD, cho ví dụ minh họa về việc thực hiện nguyên lý trong thực tiễn GD Làm theo hướng dẫn của giáo viên

3.2. Nội dung nguyên lý GD Việt Nam

Khoản 2, Điều 3 Luật GD nước ta được Quốc hội thông qua ngày 14.6.2005 đã ghi: “Hoạt động GD phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, GD kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, GD nhà trường kết hợp với GD gia đình và GD xã hội”.

Đây là một luận điểm GD quan trọng của Đảng và Nhà nước ta, là kim chỉ nam hướng dẫn toàn bộ các hoạt động GD trong nhà trường và cả trong xã hội, nó đã được khẳng định từ Đại hội lần III năm 1960 của Đảng. Từ đó đến nay, nội dung nguyên lý vẫn còn nguyên giá trị và đã được pháp lý hóa thành quy định trong luật.

Nội dung nguyên lý gồm bốn điểm quan trọng cần lưu ý: - Học đi đôi với hành;

- GD kết hợp với lao động sản xuất; - Lý luận gắn liền với thực tiễn;

- GD nhà trường kết hợp với GD gia đình và GD xã hội.

* Học đi đôi với hành là một tư tưởng GD vừa truyền thống vừa hiện đại, vừa có tính khoa học vừa có giá trị thực tiễn. Bản chất tư tưởng này như sau:

- Học để hành. Hành là để có kỹ năng, kỹ xảo, để áp dụng kiến thức vào thực tiễn.

- Học đi đôi với hành là phương pháp học tập hữu hiệu.

* GD kết hợp với lao động sản xuất là tư tưởng GD của nhà trường

hiện đại, ta có thể thấy như sau:

- GD lao động là một nội dung của GD toàn diện, học sinh hôm nay là những người lao động trong tương lai, vì vậy phải chuẩn bị cho các em sẵn sàng bước vào lao động.

- GD trong lao động và bằng lao động là một nguyên tắc GD hết sức quan trọng. Lao động vừa là môi trường, vừa là phương tiện GD con người.

- Mục đích của đào tạo nghề là tạo ra nhân lực cho các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân. Vì vậy phải gắn đào tạo với lao động.

* Lý luận gắn liền với thực tiễn là một yêu cầu quan trọng đối với

quá trình GD và đào tạo trong nhà trường Việt Nam:

thực tiễn. Thực tiễn là cơ sở của lý luận và là căn cứ để kiểm tra tính khách quan, khoa học của lý luận. Vì vậy lý luận gắn với thực tiễn là quy luật khách quan.

- Hoạt động GD cuối cùng là để con người ra phục vụ yêu cầu của thực tiễn. Nhà trường là một bộ phận của guồng máy xã hội. Vì vậy nội dung GD không chỉ có lý luận suông, lý luận xa dời thực tiễn, mà phải phản ánh được những gì đang diễn ra trong xã hội. Lý luận găn liền với thực tiễn cũng có nghĩa là học lý luận song rồi phải mang ra áp dụng vào thực tiễn, cải tạo thực tiễn, như thế lý luận mới có ích. - Trong khi gảng dạy, và học tập, giáo viên và học sinh phải thường xuyên liên hệ với thực tiễn sinh động, đó là những minh họa quan trọng để làm cho người học hiểu và tiếp thu tốt bài học. Ngược lại, các sự kiện, hiện tượng thực tiễn lại được phân tích, soi sáng bằng lý luận khoa học.

* GD nhà trường kết hợp với GD gia đình và GD xã hội:

- Thực hiện nguyên lý này nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng GD. Mỗi lực lượng có vai trò và ưu thế riêng mà khó có thể thay thế. Bác Hồ đã dạy: “GD trong nhà trường chỉ là một phần, còn cần có sự GD ngoài xã hội và trong gia đình để giúp cho việc GD trong nhà trường được tốt hơn. GD trong nhà trường dù tốt mấy nhưng thiếu GD trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn”.

- GD nhà trường kết hợp với GD gia đình và GD xã hội là làm cho thống nhất về nội dung và phương pháp GD, sự phối hợp tốt sẽ tránh được tình trạng trống đánh xuôi, kèn thổi ngược, triệt tiêu và bài trừ nhau. Có như vậy mới nâng cao sức mạnh và hiệu quả GD.

3.3. Phương hướng quán triệt nguyên lý GD

Ở mọi cấp quản lý, điều hành và thực hiện việc GD cần quán triệt nguyên lý GD bằng một số biện pháp cụ thể sau:

- Xây dựng chương trình GD và đào tạo có tính toán cân đối giữa các môn lý thuyết và các môn thực hành, phải hợp lý, hài hòa giữa nội dung lý thuyết và thực hành trong từng môn học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Sử dụng phương pháp theo hướng phát huy tính tích cực của người học, lấy học sinh làm trung tâm. Thường xuyên liên hệ kiến thức bài giảng với thực tế. Tổ chức thực hành và thí nghiệm cho sinh viên ở mức độ phù hợp với mục đích bài học, môn học. - Tổ chức các cơ sở thực hành và thí nghiệm tùy theo bậc học, ngành

học, đặc biệt là ở các trường chuyên nghiệp và dạy nghề.

- Xây dựng môi trường GD lành mạnh. Phối hợp GD với các gia đình, các cơ quan đoàn thể GD.

- Nhà nước, nhà trường, địa phương cần tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất kỹ thuật và tinh thần thuận lợi cho giáo viên và học sinh dạy và học theo nguyên lý GD.

Chương 5 - HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN

Một phần của tài liệu Giáo trình Giáo dục học đại cương (Dành cho sinh viên không thuộc chuyên ngành Tâm lý Giáo dục học) (Trang 43 - 46)