Kết thúc kiểm toán:

Một phần của tài liệu Quy trình kiểm toán chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Kiểm toán Việt Nam (VACO) thực hiện.DOC (Trang 26 - 30)

Luận văn tốt nghiệp đại học Phạm Phơng Thảo Kiểm toán

3.3. Kết thúc kiểm toán:

Sau khi hoàn thành các giai đoạn kiểm toán trên, kiểm toán viên tiến hành tổng hợp các kết quả và công bố Báo cáo kiểm toán. Để thực hiện giai đoạn này một cách có hiệu quả kiểm toán viên thực hiện một số công việc sau:

a) Xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ.

Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 560 thì kiểm toán viên phải xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ kế toán có ảnh hởng đến việc đánh giá hoặc trình bày của các thông tin trên Báo cáo tài chính năm hiện tại

Có hai loại sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ cần đợc quan tâm bởi ngời quản lý và kiểm toán viên đó là:

- Các sự kiện có ảnh hởng trực tiếp đến Báo cáo tài chính và đòi hỏi phải điều chỉnh lại Báo cáo tài chính.

Những sự kiện hay nghiệp vụ này cung cấp những bằng chứng bổ sung nhằm đánh giá tính trung thực và hợp lý của các chỉ tiêu trên Báo cáo tài chính của năm hiện tại. Chẳng hạn, cuối niên độ nếu doanh nghiệp tiến hành lập dự phòng cho một số khoản phải thu do thấy có dấu hiệu khách hàng đi đến phá sản. Tuy nhiên vào đầu niên độ kế toán mới, một chủ đầu t đã đứng ra trả nợ thay cho khách hàng đó thì kiểm toán viên cần điều chỉnh lại khoản trích dự phòng doanh nghiệp đã lập.

Luận văn tốt nghiệp đại học Phạm Phơng Thảo- Kiểm toán 41 41

- Các sự kiện không ảnh hởng trực tiếp tới Báo cáo tài chính nhng cần phải trình bày trên Báo cáo tài chính

Các sự kiện này phát sinh sau ngày kết thúc niên độ nhng không ảnh hởng đến tính trung thực và hợp lý của số liệu trên Báo cáo tài chính, tuy nhiên cũng cần phải trình bày do tính chất quan trọng của nó. Ví dụ sau ngày khoá sổ xảy ra hoả hoạn làm thiêu trụi toàn bộ số hàng tồn kho của doanh nghiệp, sự kiện này không đồi hỏi phải điều chỉnh nhng phải ghi chú trên Báo cáo tài chính.

b) Xem xét tính hoạt động liên tục

Kiểm toán viên có trách nhiệm đánh giá xem liệu có mối nghi ngờ lớn nào về khả năng tiếp tục hoạt động của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian hợp lý đợc xem là khoảng thời gian không vợt quá 1 năm sau ngày lập bảng cân đối kế toán chỉ trừ khi những chuẩn mực nghề nghiệp đòi hỏi một khoảng thời gian khác.

Kiểm toán viên có thể đánh giá về khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp thông qua quá trình phân tích tình hình tài chính để xác định các yếu tố tài chính và phi tài chính có ảnh hởng đến tính liên tục hoạt động của doanh nghiệp hoặc từ các bằng chứng kiểm toán thu thập đợc trong suốt cuộc kiểm toán.

c) Đánh giá kết quả:

Sau khi tập hợp các loại bằng chứng tại khách hàng, kiểm toán viên xem xét rằng: liệu các bằng chứng đã thu thập đủ cha để đảm bảo cho kết luận là khoản mục chi phí hoạt động là trung thực và hợp lý, phù hợp với các nguyên tắc kế toán.

Các bằng chứng kiểm toán đợc kiểm toán viên xem xét chủ yếu trên 2 khía cạnh sau:

- Tính đầy đủ của bằng chứng kiểm toán.

Xem xét mọi khía cạnh của khoản mục chi phí có đợc khảo sát đầy đủ không, kiểm tra lại chơng trình kiểm toán để đảm bảo là tất cả đợc hoàn thành

Luận văn tốt nghiệp đại học Phạm Phơng Thảo- Kiểm toán 41 41

chính xác và có các bằng chứng chứng minh, tất cả các mục tiêu kiểm toán đợc thỏa mãn. Nếu kiểm toán viên kết luận cha đủ bằng chứng về tính trung thực của báo cáo tài chính thì có thể tiến hành thu thập thêm hoặc xem xét ảnh hởng của phạm vi kiểm toán dẫn đến không thể thu thập đợc các bằng chứng thích hợp.

- Đánh giá tổng hợp các sai sót phát hiện đợc.

Kiểm toán viên đa ra ý kiến chấp nhận toàn bộ cần phải khẳng định rủi ro kiểm toán hay khả năng xảy ra sai sót trọng yếu trong khoản mục chi phí ở mức độ thấp.

Trớc hết, kiểm toán viên đánh giá tổng hợp các sai sót phát hiện đợc trong quá trình kiểm toán ảnh hởng đến tính trung thực và hợp lý của các thông tin trình bày trên Báo cáo tài chính. Nếu phát hiện các sai sót trọng yếu thì yêu cầu khách hàng điều chỉnh hoặc phân loại lại.

Sau đó tiến hành một số công việc trớc khi đa ra Báo cáo kiểm toán. - Rà soát lại hồ sơ kiểm toán.

- Yêu cầu khách cung cấp th giải trình của đơn vị. - Kiểm tra các khai báo trên báo cáo tài chính.

- Xem xét các thông tin khác trong Báo cáo tài chính.

d) Công bố Báo cáo kiểm toán.

Báo cáo kiểm toán đa ra ý kiến của kiểm toán viên về sự trung thực và hợp lý của thông tin đợc trình bày trên Báo cáo tài chính, phù hợp với những nguyên tắc kế toán đợc chấp nhận rộng rãi. Trong Báo cáo kiểm toán, kiểm toán viên có thể đa ra một trong bốn ý kiến sau : ý kiến chấp nhận toàn phần, ý kiến chập nhận từng phần (ý kiến chấp nhận có giới hạn), ý kiến không thể cho ý kiến (từ chối đa ra ý kiến), ý kiến không chấp nhận (ý trái ngợc) - theo Chuẩn mực Kiểm toán 700 về "Báo cáo kiểm toán" của Việt Nam.

Luận văn tốt nghiệp đại học Phạm Phơng Thảo- Kiểm toán 41 41

Trên đây là toàn bộ các giai đoạn của một cuộc kiểm toán đối với khoản mục chi phí hoạt động nói riêng và báo cáo tài chính nói chung. Tuy nhiên đây mới chỉ thuần túy là lý thuyết, để so sánh lý thuyết với thực tế ta phải tìm hiểu thực tế kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động do Công ty kiểm toán Việt Nam thực hiện đợc trình bày cụ thể trong phần II của chuyên đề này.

Luận văn tốt nghiệp đại học Phạm Phơng Thảo- Kiểm toán 41 41

Phần II

Một phần của tài liệu Quy trình kiểm toán chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Kiểm toán Việt Nam (VACO) thực hiện.DOC (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w