II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN KIỂM TOÁN CHU TRÌNH HÀNG TỒN KHO CỦA CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH SÀI GÒN AFC CHI NHÁNH
2. Lập kế hoạch kiểm toán chu trình hàng tồn kho
Công ty nhận thức rõ việc lập kế hoạch kiểm toán sẽ hỗ trợ đắc lực cho việc thực hiện kiểm toán có hiệu quả, giảm thiểu được chi phí nâng cao chất lượng của cuộc kiểm toán. Việc lập kế hoạch kiểm toán được thực hiện qua các bước sau.
2. 1. Chuẩn bị kiểm toán
Trong quá trình chuẩn bị lập kế hoạch kiểm toán chu trình hàng tồn kho, Công ty Kiểm toán và Tư vấn Tài chính Sài Gòn AFC - Chi nhánh Hà Nội tiến hành các công việc: Ban Giám đốc bổ nhiệm chủ nhiệm kiểm toán và lựa chọn các nhân viên tham gia nhóm kiểm toán. Tìm hiểu lý do kiểm toán của công ty A, đồng thời xem xét khả năng kiểm toán chu trình hàng tồn kho.
Công ty A thực hiện kiểm toán Báo cáo tài chính một phần nhằm tuân thủ quy định của Bộ Tài chính, đồng thời thông qua kiểm toán nhằm hoàn thiện hơn quá trình tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty. Thực hiện kiểm toán hàng tồn kho nhằm khẳng định tính trung thực hợp lý của số dư các khoản mục hàng tồn kho trên Báo cáo tài chính. Mặt khác, dựa trên thư quản lý do Công ty Kiểm toán và Tư vấn Tài chính Sài Gòn AFC - Chi nhánh Hà Nội cung cấp sẽ giúp công ty quản lý tốt hơn và hiệu quả hơn về hàng tồn kho.
2. 1. 1. Tìm hiểu khách hàng
Tìm hiểu khách hàng là một công việc rất quan trọng nhằm đem lại cho kiểm toán viên sự hiểu biết về cơ câú tổ chức bộ máy quản lý của khách hàng, các quy chế kiểm soát của hệ thống kiểm soát nội bộ, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh (chiến lược kinh doanh trong tương lai, môi trường kinh doanh, kết quả kinh doanh và tình hình tài chính…), cơ cấu tổ
chức bộ máy kế toán và tổ chức hạch toán kế toán… Từ những hiểu biết này cho phép kiểm toán viên có định hướng và thiết kế phương pháp kiểm toán phù hợp. Việc tìm hiểu khách hàng được thực hiện qua các bước công việc cụ thể sau.
1) Thu nhập thông tin cơ sở về công ty A
Nếu là khách hàng mới thì Công ty Kiểm toán và Tư vấn Tài chính Sài Gòn AFC - Chi nhánh Hà Nội phải thu nhập những thông tin này thông qua quan sát và phỏng vấn. Đối với công ty A là khách hàng thường xuyên, những thông tin này đã được lưu trong hồ sơ. Do đó, trong giai đoạn này kiểm toán viên không phải chuẩn bị cho kiểm toán hàng tồn kho.
Theo như hồ sơ năm 2001 công ty A là công ty có 100% vốn đầu tư nước ngoài, được cấp giấy phép hoạt động số 1265/GP ngày 12- 06- 1995 và giấy phép điều chỉnh số 1265/GPĐC ngày 26- 11- 1999 do ủy ban nhà nước về Hợp tác và Đầu tư (nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cấp, với số vốn pháp định là: 630. 000 USD
Tổng vốn đầu tư : 1. 500. 000USD Ngân hàng giao dịch: Vietcombank
Công ty được phép hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và chế biến thực phẩm xuất khẩu, thời gian hoạt động là 35 năm kể từ ngày bắt đầu hoạt động (tháng 6 - 2000). Công ty đặt trụ sở địa chỉ : Huyện Nam Thanh – Tỉnh Hải Dương, công ty có 55 nhân viên. Ban Giám đốc bao gồm:
Ông Ngô Văn Quang: Giám đốc Bà Hà Kiều Hoa : Phó Giám đốc Tại phòng kế toán :
Ông Đặng hải Long : Kế toán trưởng
Nhằm đảm bảo cho sản xuất, công ty A tổ chức dự trữ vật lại 2 kho phục vụ cho sản xuất, đồng thời đây cũng là nơi bảo quản các thành phẩm. Với đặc điểm sản xuất bánh kẹo nên vật tư lưu kho là lương thực như gạo tẻ, gạo nếp, đậu…, thực phẩm và các loại gia vị. Những loại vật tư này đòi hỏi phải có điều kiện bảo quản nhất định. Trong công tác bảo quản công ty A có trang bị các loại máy hút ẩm, máy thông gió, máy lạnh, phương tiện cứu hỏa. . Do đó kho thông thoáng, không hở dột và được xây dựng vững chắc có khóa và được thủ kho trông nom bảo quản. Để có được những thông tin này kiểm toá viên phải sử dụng phương pháp quán sát kho bãi. Qua đây cho kiểm toán viên thấy công tác lưu kho vật tư thành phẩm của công ty A là đáp ứng được yêu cầu bảo quản.
2) Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ của công tyA * Môi trường kiểm soát
Những thông tin về môi trường kiểm soát được chủ nhiệm kiểm toán thu nhập qua buổi gặp gỡ giữa trưởng đoàn kiểm toán với Ban giám đốc, qua đó Ban giám đốc cung cấp những thông tin về cơ cấu tổ chức, quản lý điều hành, với kinh nghiệm của mình Chủ nhiệm kiểm toán hiểu được phong cách lãnh đạo và hoạt động quản lý và Ban quản lý cấp cao. Mặt khác, kiểm toán viên tiếp xúc với các phòng ban để thu nhập những thông tin về hoạt động điều hành của Ban quản lý cấp dưới.
Trong cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính công ty năm 2002 kiểm toán viên có được thông tin này thông qua cập nhật từ hồ sơ năm 2001. Từ hồ sơ
P. kinh doanh P. hành chính