Lập báo cáo kiểm toán nội bộ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm tóan nội bộ tại ngân hàng thương mại Cổ phần Quân Đội.doc (Trang 32 - 34)

1. Hàng tồn kho ghi giảm dựa trên kết quả kiểm kê cuối năm cho thấy khoản tổn thất 2.550.000 đô la, hay 7% tổng giá trị hàng tồn kho trên sổ là 36.400.000 đô

2.2.3.Lập báo cáo kiểm toán nội bộ

Báo cáo kiểm toán nội bộ có nhiều chức năng quan trọng đối với cả kiểm toán viên và Ban quản lý. Những chức năng đó phải được nghiên cứu kỹ khi thực hiện công việc kiểm toán và khi lập báo cáo kiểm toán như thế nào cho phù hợp.

Báo cáo kiểm toán nội bộ dùng để tổng kết bằng chứng đã thu thập trong thời gian kiểm toán, có trình bày những phát hiện và kết luận.

Báo cáo kiểm toán cung cấp cho tổ chức một bảng tóm tắt các lĩnh vực cần phải cải tiến. Nó có thể coi là một công cụ thông tin cho quan rlý về các nghiệp vụ của tổ chức. Nó cũng phần nào được coi như một việc đánh giá thành tích, nêu ra những lĩnh vực tốt và xấu, và phạm vi có thể cải tiến.

Báo cáo kiểm toán là một khuân khổ cho hoạt động quản lý của các cấp lãnh đạo ngân hàng. Những kiến nghị trong báo cáo đại diện cho những kết luận của kiểm toán viên về những hành động phải có của quản lý. Dựa vào tình hình đã nêu ra và những nguyên nhân đã nhận thức, các

kiến nghị được sử dụng như một khuôn khổ cho hành động sủa chữa những thiếu sót và cải tiến nghiệp vụ. Báo cáo cũng được sử dụng cho các mục đích tham khảo khi thẩm tra các lĩnh vực khác của ngân hàng, cũng như để tiếp tục xác định phạm vi cho hành động phải có để đáp ứng.

Khác với báo cáo kiểm toán của các kiểm toán viên độc lập, nội dung của báo cáo kiểm toán nội bộ không chỉ là sự trình bày một cách trung thực và hợp lý mà kiểm toán viên nội bộ cần phải làm thế nào đó để cho đối tượng được kiểm toán phải tiếp thu ý kiến của mình. Đó chính là cái khó của kiểm toán viên nội bộ. Do vậy, kiểm toán viên phải chọn cách lập báo cáo tích cực, có cân nhắc những lời bình luận thuận lợi và không thuận lợi, những vấn đề hiện tại có triển vọng, nhấn mạnh những lời bình luận có tính chất xây dựng chứ không phải là những lời bình luận tiêu cực.

Theo chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 700, báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính, “ Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính là loại báo cáo bằng văn bản do kiểm toán viên và ngân hàng kiểm toán lập và công bố để nêu rõ ý kiến chính thức của mình về Báo cáo tài chính của một đơn vị đã được kiểm toán”.

Báo cáo kiểm toán được coi như là sản phẩm cuối cùng của một cuộc kiểm toán. Báo cáo phải trình bày đầy đủ các nội dung và kết quả kiểm toán theo mục tiêu, yêu cầu đã đề ra cho từng cuộc kiểm toán. Xác minh tính đầy đủ, hợp lý của báo cáo tài chính trước khi ký duyệt. Đề xuất, kiến nghị các biện pháp xử lý các sai sót, vi phạm. Nêu các giải pháp cần thiết để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh doanh của đơn vị. Thông thường báo cáo kiểm toán được lập qua 3 lần: Lập dự thảo Báo cáo kiểm toán : Trưởng đoàn lập một dự thảo dựa trên kết quả kiểm toán đã được thực hiện tại đơn vị được kiểm toán; Sau đó lấy ý kiến của lãnh đoạ đơn vị được kiểm toán : dự thảo thông báo cho lãnh đạo đơn

vị được kiểm toán.. Nếu đơn vị đó có thắc mắc hoặcc chưa đồng ý ý kiến của đoàn kiểm toán thì vấn đề được đưa ra thảo luận trước đơn vị và đoàn kiểm toán để đi đến một kết luận chung; Cuối cùng phát hành Báo cáo kiểm toán chính thức.

Có 4 loại ý kiến trình bày trên Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính :

- Ý kiến chấp nhận toàn phần: được sử dụng khi kiểm toán viên cho rằng Báo cáo tài chính đã phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu về tình hình tài chính của đơn vị và phù hợp với chuẩn mực hay chế độ kế toán hiện hành.

- Ý kiến chấp nhận từng phần: Được sử dụng khi kiểm toán viên cho rằng báo cáo tài chính chỉ phản ánh trung thực và hợp lý nếu không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố ngoại trừ hoặc yếu tố tuỳ thuộc mà kiểm toán viên nêu ra trong báo cáo kiểm toán

- Ý kiến không chấp nhận: Được sử dụng khi có sự bất đồng ý kiến nghiêm trọng với giám đốc đơn vị về sự lựa chọn, áp dụng các chuẩn mực và chế độ kế toán hay có sự không phù hợp của các thông tin trong báo cáo tài chính hoặc trong thuyết minh Báo cáo tài chính.

- Ý kiến từ chối: được sử dụng khi phạm vi kiểm toán bị giới hạn nghiêm trọng hoặc thiếu thông tin liên quan đến một số lượng lớn các khoản mục tới mức kiểm toán viên không thu thập được bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm tóan nội bộ tại ngân hàng thương mại Cổ phần Quân Đội.doc (Trang 32 - 34)