Cải cách chính sách đầu tư để hạn chế những khó khăn mà nhà đầu tư phải đối mặt khi xây dựng một dự án mới.

Một phần của tài liệu Xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.doc (Trang 26 - 29)

đầu tư phải đối mặt khi xây dựng một dự án mới.

đ Thiết lập một cơ quan xúc tiến đầu tư với đầy đủ quyền hạn, tư cách pháp lý độc lập và ngân quỹ cần thiết để hoạch định và tiến hành một chiến lược xúc tiến đầu tư phù hợp với yêu cầu, lợi thế cũng như tiềm năng của quốc gia đó.

chương 2

Thực trạng hoạt động xúc tiến đầu tư tại Việt Nam

2.1. Vài nét về hoạt động FDI tại Việt Nam

Vốn đăng ký

Với chính sách mở cửa đầu tư và những nỗ lực của Chính phủ trong việc thu hút đầu tư nước ngoài, tính đến tháng 12 năm 2002, tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký tại Việt Nam đã lên tới 39tỉ USD với 3.669 dự án được cấp phép[11,12.13.14].

Trong suốt thập kỷ 80 và đầu thập kỷ 90, vốn FDI tại Việt Nam hầu như không đáng kể. Cho tới năm 1991, tổng số vốn đầu tư nước ngoài mới chỉ đạt 213 triệu USD. Tuy nhiên, lượng vốn FDI đăng ký bắt đầu tăng lên nhanh chóng kể từ năm 1992 và đạt tới đỉnh cao năm 1996 với 8,6 tỉ USD.[11] Nguyên nhân của sự tăng trưởng đầy ấn tượng này là kỳ vọng của các nhà đầu tư vào tiềm năng của một nền kinh tế mới chuyển đổi kinh tế từ tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Các nhà đầu tư cũng bị thu hút bởi các yếu tố tích cực như lực lượng lao động dồi dào với chi phí nhân công thấp… Bên cạnh đó còn có các lý do khách quan như xu hướng đầu tư vào các nền kinh tế mới nổi ở Châu á và đây cũng là thời điểm các quốc gia trong khu vực ( Malaysia, Singapore, Thái Lan,…) bắt đầu xuất khẩu tư bản. Là một nước mới chuyển đổi cơ chế kinh tế ở Đông Nam á, Việt Nam đã tận dụng được các điều kiện thuận lợi khách quan này. Trong giai đoạn 1991 – 1996, nguồn vốn FDI đã đóng một vai trò quan trọng trong việc khắc phục tình trạng thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam.

Bước sang giai đoạn 1997 – 1999 Việt Nam đã phải chứng kiến một sự tụt giảm mạnh số vốn FDI đăng ký, giảm 49% năm 1997, 16% năm 1998 và 59% năm 1999. Nguyên nhân của tình trạng này chính là cuộc hủng hoảng tài chính Châu (năm nhà đầu tư lớn nhất đầu tư vào Việt Nam ở thời điểm này đến từ các nước Châu). Do những khó khăn trong việc kinh doanh ở quê hương, họ đã phải tạm ngừng hoặc huỷ bỏ kế hoạch đầu tư ra nước ngoài. Cuộc khủng hoảng cũng buộc các nhà đầu tư phải rút vốn ra khỏi khu vực Châu á. Thêm vào đó, khủng hoảng tài chính đã kéo theo việc mất giá các đồng tiền của khu vực Đông Nam á. Việt Nam vì thế trở nên kém hấp dẫn hơn đối với các dự án đầu tư hướng vào xuất khẩu. Khó khăn ngày càng lộ rõ khi các nhà đầu tư bắt đầu nhận thấy những triển vọng về nhu cầu của thị trường không giống như dự đoán trước đó.

Lượng vốn đăng ký lại tăng trở lại với mức tăng 25,8% vào năm 2000 và 22,6% vào năm 2001 tuy nhiên vẫn không được bằng 1/3 lượng vốn FDI của năm 1996. Lượng vốn tăng này chính là nguồn vốn FDI đầu tư cho 2 dự án lớn là dự án xây dựng đường ống dẫn Nam Côn Sơn ( năm 2000) với tổng số vốn là 2,43 Tỉ USD và dự án điện BOT Phú Mĩ (năm 2001) với tổng số vốn là 0,8 USD.[12,13]

Sang năm 2002, lượng vốn FDI đăng ký lại giảm xuống còn khoảng 1,4 tỉ USD chỉ đạt mức 54,5% so với lượng vốn đăng ký của năm 2001.[14] Có rất nhiều nguyên nhân có sự tụt giảm này:

r Trước hết là tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu. Thêm vào đó sự sụp đổ nền kinh tế bong bóng ở Mỹ và tình trạng suy thoái triền miên của Nhật Bản cũng ảnh hưởng đến các nước Châu á.

Một phần của tài liệu Xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.doc (Trang 26 - 29)