thuật tập trung xúc tiến đầu tư trực tiếp.
t Dịch vụ đầu tư - Đây là những kỹ thuật nhằm nâng cấp dịch vụ
dành cho các nhà đầu tư hiện tại và tiềm năng.
Cơ quan xúc tiến đầu tư nhìn chung sẽ đảm nhiệm cả 3 hoạt động này. Tuy nhiên, xác định khâu nào cần ưu tiên hơn cả trong quá trình xúc tiến lại phụ thuộc vào từng quốc gia, các yêu cầu đầu tư, nguồn lực, chính sách và thể chế của quốc gia đó cũng như các điều kiện thị trường trong nước và quốc tế. Mức độ ưu tiên đó cũng thay đổi theo thời gian và tuỳ vào giai đoạn phát triển của quốc gia đó.
3.2.6.1. Chiến lược và kỹ thuật tạo dựng hình ảnh.
Trong bất cứ môi trường thay đổi nào cũng luôn có một khoảng cách giữa nhận thức và thực tiễn. Điều này hoàn toàn đúng đối với những nền kinh tế đang thực hiện những cải cách như Việt Nam. Việt Nam đang ở trong giai đoạn xây dựng nền kinh tế với tốc độ rất cao nhưng những nhà đầu tư lại có thể chưa biết tới những thay đổi đó. Theo những điều tra cho thấy thì do thông tin không đến được hoặc khó đến với các nhà đầu tư nên họ chưa nhận thức được sự thay đổi nhanh chóng đó của nền kinh tế Việt Nam. Làm cho các nhà đầu tư nhận ra những đầu tư và môi trường đầu tư là một trong những công đoạn của quá trình xúc tiến.
Thêm vào đó nhận thức của các nhà đầu tư tiềm năng về một Việt Nam đang phát triển manh mẽ còn rất thấp. Một số nhà đầu tư vẫn còn coi Việt Nam như một đất nước chiến tranh. Đặc biệt là các nhà đầu tư Hoa Kỳ và Tây Âu. Một chiến dịch tạo dựng hình ảnh cũng sẽ rất cần thiết để gạt bỏ
những ấn tượng tiêu cực về quốc gia đồng thời khiến cho không chỉ những nhà đầu tư mà tất cả mọi người đều nhận thấy Việt Nam đang mở cửa và đang trên đà hoà nhập với nền kinh tế thế giới.
Chiến dịch tạo dựng hình ảnh nhằm vào hai mục tiêu chính:
C Nâng cao nhận thức về Việt Nam.
N Thay đổi quan điểm của các nhà đầu tư về Việt Nam.
Sau đây là một số phương pháp Marketing hiệu quả thường được áp dụng trong các chiến lược tạo dựng hình ảnh:
Xây dựng một khẩu hiệu tập trung làm thông điệp gửi đến các nhà đầu tư.
Để tránh lẫn lộn và đạt hiệu quả cao thì việc xây dựng một khẩu hiệu xúc tiến chung cho Việt Nam là hết sức cần thiết. Việc này phải do cơ quan xúc tiến đầu tư quỗc gia tiến hành với sự cộng tác của các cơ quan xúc tiến đầu tư địa phương ngay cả khi họ muốn gửi những thông điệp thu hút riêng tới các nhà đầu tư.
Khẩu hiệu chung này sẽ được sử dụng nhằm nâng cao hình ảnh của quốc gia trong giới đầu tư nói chung và cả trong những khu vực trọng điểm nói riêng. Các khẩu hiệu phải đảm bảo các yêu cầu sau:
n Phản ánh những gì các nhà đầu tư đang tìm kiếm. Nhu cầu của các nhà
đầu tư nói chung thường nhằm nâng cao hiệu suất và lợi nhuận. Khẩu hiệu cần thể hiện cho các nhà đầu tư thấy Việt Nam sẽ giúp họ thoả mãn được những nhu cầu ấy bằng cách nào. Chẳng hạn có thể nhấn
mạnh vào nguồn nhân lực dồi dào, có trình độ với chi phí nhân công rất thấp tại Việt Nam.
r Phản ánh những lợi thế riêng của Việt Nam. Để nhấn mạnh hình ảnh
Việt Nam trong mắt người nước ngoài, cách thức này cần phải khẳng định những thế mạnh của quốc gia như vị trí chiến lược tại Đông Dương và Đông Nam á, quyết tâm mạnh mẽ của Chính phủ và nhân dân trong công cuộc phát triển nền kinh tế.
d Chính xác và chân thực. Việc quảng cáo không đúng sự thật sẽ gây một ấn tượng tiêu cực và làm phát sinh thêm những khó khăn khác.
ấ Nhất quán - Khẩu hiệu cần phải được truyền bá rông rãi và được thể
hiện qua thống nhất trong các hoạt động xúc tiến đầu tư. Các hoạt động Marketing của Chính phủ và địa phương phải có sự phù hợp ăn khớp với nhau để tránh sự hiều nhầm từ phía các nhà đầu tư.
Một số ví dụ về khẩu hiệu Marketing có thể là:
M Vị trí chiến lược ( Đông Dương và Đông Nam á).
* ổn định nhất.
* Tiến bộ nhất.
* Cửa ngõ của khu vực.
* Một xã hội định hướng giáo dục.
M Chính phủ và nhân dân ủng hộ mạnh mẽ cải cách kinh tế.
C Lực lượng lao động trẻ có trình độ trên 40 triệu người.