0
Tải bản đầy đủ (.doc) (107 trang)

Tập trung vận động các nhà đầu tư tiềm năng

Một phần của tài liệu XÚC TIẾN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM.DOC (Trang 46 -53 )

K Chuẩn bị và phát hành danh mục các dự án ưu tiên trên cần huy động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

2.2.2.2. Tập trung vận động các nhà đầu tư tiềm năng

Cho tới nay, các biện pháp phổ biến được sử dụng để hướng tới các nhà đầu tư tiềm năng là: phát hành sách quảng cáo, các trang web điện tử và tổ chức các cuộc hội thảo giới thiệu ở nước ngoài.

Sách quảng cáo:

Hầu hết mọi tổ chức xúc tiến đầu tư đều phát hành các quyển sách quảng cáo trong đó giới thiệu rõ ràng về mục đích phát hành và đưa ra một sự mô tả ngắn gọn về các cơ hội đầu tư tại Việt Nam. Các thông tin được cung cấp ở đây chủ yếu liên quan đến luật đầu tư và danh sách các dự án ưu tiên. Tỷ lệ các loại tài liệu phát hành được tổng hợp trong bảng dưới đây:

Bảng 2- Tỷ lệ các loại tài liệu được phát hành cho mục đích vận động các nhà đầu tư tiềm năng:

Loại thông tin Tỷ lệ (%)

Hướng dẫn đầu tư 35

Giới thiệu chung 19

Giới thiệu Luật đầu tư nước ngoài 43

Danh sách các khu chế xuất và khu công nghiệp 20

Danh sách các dự án ưu tiên 26

Danh sách các đối tác đầu tư tiềm năng 6

Các loại tài liệu khác 5

Nguồn: Điều tra về chất lượng hoạt động xúc tiến đầu tư tại Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 6/2003

Các loại sách quảng cáo trên đây đã góp phần đưa đến cho các nhà đầu tư tiềm năng một hình ảnh rõ ràng hơn về đất nước Việt Nam cũng như cơ hội đầu tư tại Việt Nam. Tuy nhiên không phải không có những tồn tại trong việc phát hành sách quảng cáo. Vấn đề lớn nhất ở đây là chất lượng sách được tốt và thông tin không được cập nhật. Bên cạnh đó việc phân phối sách cũng chưa được tiến hành một cách kịp thời khi các nhà đầu tư có nhu cầu.

Hàng năm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Sở Kế hoạch và Đầu tư đều phát hành danh sách các dự án ưu tiên cần huy động vốn FDI. Tuy nhiên các nhà đầu tư nước ngoài cũng chưa tỏ ra hưởng ứng tích cực do đó kết qủa huy động chưa cao. Nguyên nhân có thể là các vấn đề sau:

đ Trước hết bản danh sách chưa cung cấp những thông tin hấp dẫn các nhà đầu tư như các thông tin về lợi nhuận thu được, tình trạng của hạ tầng cơ sở, giá cả đầu tư, nguồn nhân công và chi phí nhân công, khả năng tiếp cận thị trường,... Mặc dù những chính sách ưu

đãi và tài chính cũng được ghi rõ trong các danh sách này, mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư lại là vấn đề họ sẽ thu được bao nhiêu lợi nhuận khi đầu tư vào các dự án này.

b Ngược lại, một số thông tin được cung cấp trong bản danh sách lại khiến các nhà đầu tư cảm thấy bị hạn chế sự linh hoạt khi đưa ra các quyết định đầu tư. Quy định về hình thức đầu tư và quy mô dự án trong bản danh sách của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Sở Kế hoạch và Đầu tư là một trong các thông tin kiểu này. Bản danh sách của Hà Nội thậm chí còn chứa đựng các con số ước tính vốn pháp định và vốn vay, phần vốn góp của bên Việt Nam, thời gian của dự án và tỷ lệ xuất khẩu,... Đây hầu hết là các vấn đề rất nhạy cảm cần nhiều sự tính toán và cân nhắc. Dù đó chỉ là các thông tin để tham khảo nhưng nó cũng phần nào khiến các nhà đầu tư cảm thấy bị hạn chế. Một vài nhà đầu tư còn cho rằng các bản danh sách này được đề ra trên cơ sở mối quan tâm của chính phủ chứ không phải của các nhà đầu tư và họ nghi ngờ về khả năng sinh lợi của dự án.[17]

[ Theo kinh nghiệm của Trung Quốc thì việc công bố danh sách dự án ưu tiên chưa phải là một phương thức xúc tiến đầu tư FDI tốt bởi nó khiến các nhà đầu tư có cảm giác như họ đang hoạt động trong một nền kinh tế "Kế hoạch". Bởi vậy, thay vì đưa ra danh sách các dự án, Trung Quốc ngờ đây chỉ nêu tên các vùng miền kêu gọi đầu tư FDI.[18]

Các trang web điện tử:

Rất nhiều cơ quan xúc tiến đầu tư đã hoặc đang dự định lập trang web điện tử cho mục tiêu vận động đầu tư. Đây là một công cụ hữu hiệu bởi thông

tin không những được truyền tải nhanh, không bị giới hạn bởi vị trí địa lý như các công cụ khác mà còn mang tính chất hai chiều. Thông tin phản hồi kịp thời từ phía các nhà đầu tư là cơ sở để các cơ quan xúc tiến điều chỉnh chất lượng hoạt động của mình cho phù hợp.

Nội dung các thông tin cung cấp trên trang web thường bao gồm các thông tin về:

t Chức năng hoạt động của cơ quan xúc tiến

C Các bài miêu tả chi tiết về hình ảnh đất nước và tình hình kinh tế Việt Nam hiện nay

V Danh sách các dự án đã đầu tư và các dự án đang kêu gọi đầu tư

D Luật đầu tư, tình hình ngân hàng và Tài chính, xuất nhập khẩu, hải quan, khu chế xuất, khu công nghiệp...

q Địa chỉ các khách sạn, ngân hàng, các tổ chức tư vấn, các hãng hàng không

...

Bên cạnh đó các trang web cũng thường có các đường kết nối trực tuyến phục vụ cho việc đăng ký cấp phép hay đăng ký sử dụng các dịch vụ đầu tư qua mạng.

Tuy nhiên, chất lượng các trang web này chưa cao, thông tin còn nghèo nàn và thiết kế chưa chuyên nghiệp. Thêm vào đó, các trang web này không được cập nhật thường xuyên, thiếu các cơ sở dữ liệu đầy đủ nên chưa phục vụ thiết thực cho nhu cầu tìm hiểu các cơ hội đầu tư.

Trang web của Trung tâm xúc tiến Thương mại Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh được coi là tương đối có chất lượng về mặt thiết kế cũng như tính

cập nhập của thông tin so với trang web của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hay Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh.

Bảng dưới đây thống kê ý kiến đánh giá của các nhà đầu tư về một số trang web của các cơ quan xúc tiến đầu tư trong khu vực:

Bảng 3- Đánh giá chất lượng các trang Web của các Uỷ ban xúc tiến đầu tư trong khu vực

Nội dung đánh giá

Thái Lan (BOI) Malaixia (MiDA) Philippin (BOI) Trung Quốc (FDI) Việt Nam (MPI) Việt Nam (ITPC) Chất lượng thiết kế A A A B C A

Dữ liệu cơ sở vè kinh tế vĩ mô

A A A A C B

Cách thức hoạt động kinh doanh

A B B B D B

Các thông tin pháp luật A A B A B A

Giá cả đầu tư A A A B D B

Cơ sở dữ liệu các dự án A B B

Kết nối với các dịch vụ A A A A B A

Kết nối với chính phủ A A A A B A

Hoạt động đầu tư vào các lĩnh vực

A A B B D C

Email A A A A A A

Điều tra phản hồi A A

Khả năng cập nhật A A A A D B

A: Rất tốt C: Trung bình

B: Tốt D: Yếu

1. Thái Lan - BOI: Uỷ ban đầu tư - www.boi.go.th

2. Malaixia - MiDA: Cục phát triển công nghiệp Malaixia -

www.mida.gov.my

3. Philippin - BOI: Uỷ ban đầu tư - www.boi.gov.ph

4. Trung Quốc - Trang web đầu tư - www.fdi.gov.ch

6. Việt Nam - ITPC: Trung tâm xúc tiến thương mại đầu tư thành phố Hồ Chí Minh - www.itpc.hochiminh city.gov.vn.

Nguồn:Điều tra về chất lượng hoạt động xúc tiến đầu tư tại Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 6/2003

Hội thảo giới thiệu ở nước ngoài

Một số cơ quan xúc tiến tại Việt Nam đã tích cực tổ chức các cuộc hội thảo nhằm giới thiệu trực tiếp các cơ hội đầu tư, qua đó vận động các nhà đầu tư nước ngoài. Hình thức này cũng đem lại một số thành công nhất định, điển hình là thành công của Sở Kế hoạch và Đầu tư Vĩnh Phúc.

Họ đã tham gia một vài cuộc hội thảo xúc tiến đầu tư do Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoặc Chính phủ tổ chức. Mỗi cuộc hội thảo đã đem lại cho tỉnh này trung bình 2 dự án đầu tư FDI mới. Trong khi các Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh và thành phố khác chưa đạt được kết quả nào đáng kể thì Sở Kế hoạch và Đầu tư Vĩnh Phúc coi đây là công cụ thu hút đầu tư khá hữu hiệu.

Theo các cơ quan chức năng Vĩnh Phúc thì điểm mấu chốt đem lại thành công cho các cuộc hội thảo chính là việc các cơ quan đã mời được các nhà đầu tư thành đạt hiệu quả ở Việt Nam tham gia và phát biểu ủng hộ Việt Nam. Trước năm 2001 chỉ còn một nhà đầu tư người Đài Loan tham gia nhưng hiện nay con số này đã là năm người. Chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc cho rằng hội thảo giới thiệu là biện pháp xúc tiến đầu tư hiệu quả nhất.[17]

Tuy nhiên ngoài Vĩnh Phúc thì các cuộc hội thảo này chưa đem lại nguồn đầu tư đáng kể nào cho các tỉnh khác. Bởi vậy, hiệu quả của các cuộc hội thảo này vẫn còn là vấn đề phải bàn bạc. Các cơ quan xúc tiến đều nhận thấy họ chưa có đủ nguồn lực cần thiết, đặc biệt là tính chuyên nghiệp để tổ chức một cuộc hội thảo thật sự có chất lượng. So với các nước khác trong khu

vực, chất lượng các cuộc hội thảo do các cơ quan xúc tiến đầu tư của Việt Nam tổ chức vẫn còn ở mức thấp.

Một số cơ quan đã chọn giải pháp nhờ vào sự giúp đỡ của các tổ chức thương mại để nâng cao tính chuyên nghiệp của các cuộc hội thảo. Đôi khi họ còn uỷ thác hoàn toàn cho các tổ chức này. Giải pháp này đã góp phần cải thiện hiệu quả của các cuộc hội thảo do đó hình thức xúc tiến này ngày càng được coi là một công cụ hiệu quả trong thu hút đầu tư.

Các biện pháp khác

Hiện tại các cơ quan xúc tiến đầu tư đã có kế hoạch sản xuất các đĩa CD- CROM giới thiệu tổng hợp. Một vài cơ quan đã hoàn thành sản xuất và sắp sửa phát hành rộng rãi tới công chúng. Đây được coi là một biện pháp hứa hẹn hiệu quả xúc tiến đầu tư tuy nhiên thành công của nó chắc chắn phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của các đĩa CD - CROM cũng như cách thức tổ chức phân phối… cho tới thời điểm hiện tại thì đĩa CD - CROM vẫn chưa được phát hành cả ở trong nước cũng như ngoài nước.

Một phần của tài liệu XÚC TIẾN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM.DOC (Trang 46 -53 )

×