C Công nghiệp sợi.
C Giầy dép.
G Các sản phẩm bằng da.
Những ngành sau đây được chính phủ đánh giá cao nhưng theo ý kiến các nhà đầu tư thì chỉ ở mức trung bình. Cũng có thể tập trung vào các ngành này, tuỳ theo mục tiêu và nguồn lực của các cơ quan xúc tiến đầu tư. Đó là:
n Công nghiệp máy móc
C Công nghệ thông tin
C Công nghiệp chế biến các sản phẩm từ cá
C Công nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp
C Công nghiệp dệt
C Xây dựng hạ tầng cơ sở các khu công nghiệp, khu chế xuất.
Cũng cần phải chú ý rằng chất lượng xúc tiến đầu tư không phải là sự phân tích tĩnh và cố định. Nền kinh tế toàn cầu, nền kinh tế từng khu vực, từng quốc gia và từng địa phương luôn có sự thay đổi. Cần quan tâm tới những yếu tố này để tìm ra những nhà đầu tư tiềm năng.
Trong bối cảnh của cạnh tranh gay gắt giữa các quốc gia thu hút FDI, cơ quan xúc tiến đầu tư quốc gia, các văn phòng đại diện cũng như các cơ quan xúc tiến đầu tư địa phương càng phải chú trọng xác định không chỉ các ngành mà cả những hoạt động, những khu vực kinh tế mới... để có thể nâng
lợi thế của khu vực lên mức tối đa. Một quốc gia hay một khu vực chỉ có được những lợi thế cạnh tranh từ những lĩnh vực hay sản phẩm tự nhiên của mình. Việc xác định những sản phẩm và lĩnh vực đó để tập trung vào là rất cần thiết đối với từng địa phương.
Khi đã xác định được các ngành mũi nhọn thì một điều quan trọng nữa là phải xác định những phân đoạn thị trường có tiềm năng đầu tư. Cách phân đoạn thị trường của marketing cũng có thể được áp dụng tại đây. Đó là phân đoạn theo kinh tế, địa lý, nhân khẩu học và tâm lý học. Đối với đầu tư nước ngoài thì, địa lý và kinh tế là hai yếu tố cần quan tâm nhất.
Chẳng hạn, khi phân đoạn thị trường theo khu vực địa lý thì các cơ quan xúc tiến đầu tư tại Việt Nam cần tập trung vào những nước sau:
Ngành Nước đầu tư
- Sợi và dệt - Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Kông, Singapore
- Da, giày dép - Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng
Kông, Singapore
- Điện tử - Nhật, Mỹ, EU, Hàn Quốc
- Dỗu mỏ & khí đốt - Mỹ, EU, Malaysia, Nga
- Chế biến thực phẩm - Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, EU - Công nghệ thông tin - Mỹ, Nhật (phần cứng), EU, Singapore
- Hoá chất - Mỹ, EU, Nhật, Hàn Quốc
- Máy móc - Nhật Bản, Hàn Quốc
- Xây dựng hạ tầng cơ sở cho khu chế xuất và khu công nghiệp
- Nhật Bản, Singapore, Indonesia, Hàn Quốc
Các chiến lược trọng điểm tập trung vào các ngành mũi nhọn cũng cần được xem xét về mặt cơ cấu cũng như các kỹ thuật sản xuất và dựa vào những
phân tích đó để phát triển những chính sách, chiến lược marketing cho từng ngành cụ thể: Ngành Tận dụng vốn Tận dụng sức lao động Nguồn tài nguyên Nền tảng công nghệ Nền tảng xuất khẩu - Sợi x x - Dệt x x - Da/giày dép x x - Điện tử* x x - Dầu mỏ, khí đốt x x x
- Công nghệ thông tin: x
+ Phần cứng x
+ Phần mềm x
- Hoá chất x
- Máy móc** x x x
- Xây dựng hạ tầng cơ sở cho khu chế xuất và khu công nghiệp
x
- Chế biến thực phẩm x x X
* Việc phát triển ngành này tuỳ thuộc từng giai đoạn sản phẩm, từng phương thức sản xuất. Người ta hy vọng ngành này sẽ có ít những công nhân phải làm việc 3 ca hơn.
** Ngành này bao gồm nhiều sản phẩm khác nhau mà tính chất của mỗi sản phẩm cũng rất đa dạng.
Tuy nhiên, mọi chiến lược xúc tiến đối với một ngành hoặc một vùng cụ thể sẽ không có tác dụng hoặc không khả thi mà Uỷ ban xúc tiến đầu tư quốc gia chưa được thành lập và một chiến lược phát triển chung cho cả nền kinh tế
chưa được sự phê duyệt của các cấp có thẩm quyền. Chiến lược xúc tiến đầu tư cần linh hoạt và việc xây dựng chiến lược này phải là một trong những vấn đề ưu tiên hàng đầu của Uỷ ban xúc tiến đầu tư quốc gia và các cơ quan xúc tiến đầu tư có liên quan.
3.2.5. Cải thiện môi trường đầu tư
Có thể nói rằng việc xúc tiến đầu tư là việc “bán cơ hội đầu tư” cho các nhà đầu tư tiềm năng. Một chương trình marketing sẽ có thể không thành công như mong muốn nếu có “sản phẩm tồi”. Tạo ra một môi trường đầu tư tốt là tạo ra một sản phẩm tốt. Hiện nay, mặc dù có những tài liệu đáng kể nhưng môi trường đầu tư của Việt Nam vẫn chưa thể cạnh tranh được với các nước như Trung Quốc hay các nước trong ASEAN 5. Các nhà đầu tư vẫn còn lo ngại về tốc độ cải tổ nền kinh tế và rất nhiều người trong số họ đã rất thất vọng khi đầu tư vào Việt Nam.
Nếu Việt Nam muốn thu hút được nguồn FDI thì nhất thiết phải tiến hành cải thiện môi trường đầu tư của mình. Đã có rất nhiều báo cáo và nghiên cứu về vấn đề này và cũng đã có nhiều đề xuất được đưa ra nhằm cải thiện môi trường đầu tư tại Việt Nam.
Trong ngắn hạn, mục tiêu chính của VNIPA là phải lấy lại lòng tin của các nhà đầu tư thông qua các biện pháp như:
c Tránh đưa ra những chính sách và định chế một cách bất ngờ.
n Tăng cường cải tổ cơ cấu quản lý.
T Giảm bớt chi phí kinh doanh bằng cách cắt bỏ hệ thống hai giá và các chi phí không chính thức.