A. NỘI DUNG THÍ NGHIỆM
5.1 MỤC ĐÍCH & YÊU CẦU5.1.1 Mục đích 5.1.1 Mục đích
• Nhằm giúp cho sinh viên nắm vững cấu tạo của hệ thống treo, ảnh hưởng của hệ thống treo đối với sự hoạt động của xe và các hệ thống khác trên xe.
• Nắm vững các thông số cấu tạo cơ bản hệ thống treo.
• Xác định đặc tính đàn hồi của hệ thống treo.
5.1.2 Yêu cầu
Sinh viên phải thực hiện các yêu cầu sau:
• Nắm vững bố trí chung, kết cấu, các thông số kỹ thuật và nguyên lý làm việc của hệ thống treo, tính năng dao động của ô tô trong quá trình chuyển động.
• Nắm vững các thông số cơ bản của hệ thống treo, các yếu tố ảnh hưởng đến các thông số cơ bản của hệ thống treo.
• Nắm vững các bước chuẩn bị, cơ sở lý thuyết, phương pháp xác định thông số cơ bản của hệ thống treo.
• Nắm vững phương pháp xử lý số liệu thực nghiệm.
• Tuân thủ hướng dẫn của giáo viên phụ trách thí nghiệm và nội quy phòng thí nghiệm.
5.2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
5.2.1 Bố trí chung của hê thống treo
Hệ thống treo trên xe thí nghiệm sử dụng phần tử đàn hồi là các nhíp, phần tử giảm chấn là ống chấn ống và các ụ hạn chế bằng cao su. Đươc bố trí như hình vẽ 5.1
1: Khung xe; 2: Tai nhíp cố định; 3:Nhíp; 4:Giảm chấn; 5: Quang nhíp; 6:Cao su hạn chế; 7:Tai nhíp di động 5: Quang nhíp; 6:Cao su hạn chế; 7:Tai nhíp di động
l l0
Hình 5.1: Bố trí chung hệ thống treo.
5.2.2 Các thông số làm việca. Tải trọng tác dụng a. Tải trọng tác dụng
Tải trọng tác dụng gồm có tải trọng tác dụng lên hệ thống treo trước và hệ thống treo sau, ứng với các giá trị.
• Tãi trọng tĩnh: Gt
• Tải trọng động max: Gmax = Kđ Gt
b. Độ võng
• Là biến dạng của hệ thống treo ở các mức tải trọng tác dụng: Gt, Gmax.
• Độ võng cầu trước: f1. • Độ võng cầu sau: f2.
Trong bài thí nghiệm là độ võng tĩnh và độ võng động ở trạng thái tĩnh.