Quan điểm chung về giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro.

Một phần của tài liệu Rủi ro và hạn chế rủi ro trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.DOC (Trang 66 - 67)

Ngày này xu hớng chung là toàn cầu hoá các hoạt động kinh tế, vì vậy không một quốc gia nào có thể đứng biệt lập ra ngoài quá trình đó. Sự toàn cầu hoá làm cho các quốc gia ngày càng phụ thuộc lẫn nhau và không ngừng cạnh tranh gay gắt với nhau. Khi một quốc gia không chấp nhận hoà hợp vào nền kinh tế thế giới tức là đã chấp nhận cạnh tranh gay gắt và cũng nh chấp nhận những rủi ro có thể phát sinh tất yếu trong quá trình hội nhập. Quan điểm chung của các nhà nghiên cứu là muốn nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trờng thế giới, thì phải tạo mọi điều kiện để hạn chế rủi ro trong xuất khẩu. Các doanh nghiệp và Nhà nớc cùng phải chủ động phòng ngừa và hạn chế rủi ro.

Muốn hạn chế rủi ro có hiệu quả cần phải có những giải pháp cả ở tầm vĩ mô và tầm vi mô. Quan điểm chung là doanh nghiệp phải tự mình chủ động hạn chế rủi ro, Nhà nớc chỉ đóng vai trò là ngời ban hành các chính sách khuyến khích, tạo cơ chế thông thoáng cho hoạt động của doanh nghiệp, qua đó góp phần hạn chế những rủi ro có thể phát sinh đối với doanh nghiệp.

Hạn chế rủi ro trong xuất khẩu là điều tất yếu và cần thiết với tất cả các doanh nghiệp khi tham gia vào hoạt động xuất khẩu. Không doanh nghiệp nào khi tham gia xuất nhập khẩu lại không có rủi ro và không doanh nghiệp nào có thể thành công nếu nh không có giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro. Hiện nay việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động xuất khẩu cha đợc các doanh nghiệp quan tâm đúng mức, nhiều doanh nghiệp mới chỉ thụ động đối phó khi xảy ra mà không có biện pháp ngăn ngừa từ trớc. Các doanh nghiệp

Việt Nam hiện nay có xu thế tăng cờng mở rộng làm ăn với nhiều đối tác thuộc nhiều quốc gia khác nhau. Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều đối tác có thiện chí làm ăn lâu dài nhng cũng không hiếm những đối tác lợi dụng sự non yếu trong nghiệp vụ để kiếm lợi bất chính. Ngoài ra một số các doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu kinh nghiệm trong các khâu nghiệp vụ đặc biệt là tổ chức quản lý, cha thông thạo các nguyên tắc kinh doanh, tập quán quốc tế. Chính vì vậy nhiều lô hàng xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, thua lỗ nặng nề đôi khi còn phải huỷ bỏ hoàn toàn khiến các doanh nghiệp Việt Nam mất cả vốn lẫn lãi.

Mặt khác tính chất của rủi ro ngày càng phức tạp hơn, khó nhận biết hơn do đó việc không ngừng nâng cao nghiệp vụ xuất nhập khẩu của đội ngũ cán bộ quản lý, thực hiện đang là vấn đề cần thiết và có ý nghĩa chiến lợc.

Để phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động xuất khẩu cần phải phát huy tính chủ động sáng tạo của doanh nghiệp. Nhà nớc cần tạo môi trờng xuất khẩu thuận lợi, ổn định cho doanh nghiệp. Ngoài ra doanh nghiệp cần chủ động thu thập thông tin về đối tác, không ngừng nâng cao trình độ quản lý nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra.

Tóm lại, tuỳ theo những giai đoạn khác nhau mà rủi ro và mức độ rủi ro trong xuất khẩu khác nhau. Vì vậy phân tích, đánh giá, nhận biết kịp thời và đầy đủ những rủi ro trong hoạt động xuất khẩu là biện pháp quan trọng nhất trong việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động xuất khẩu.

Thời gian qua các doanh nghiệp Việt Nam đã có quan tâm đến hạn chế rủi ro trong xuất khẩu những hiệu quả vẫn cha cao. Nhiều khi do quá thận trọng với vấn đề rủi ro mà bỏ phí nhiều cơ hội kinh doanh. Rủi ro xảy ra là tình trạng không doanh nghiệp nào mong muốn, nhiều khi là bất khả kháng những cũng vẫn có những biện pháp phòng ngừa.

Một phần của tài liệu Rủi ro và hạn chế rủi ro trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.DOC (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w