0
Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

Các giai đoạn Intel đầu tư vào Việt Nam

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA INTEL ĐẾN COSTA RICA.DOC (Trang 55 -58 )

VI. THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

a) Các giai đoạn Intel đầu tư vào Việt Nam

Năm 1997, Intel chính thức có mặt tại Việt Nam cũng là thời điểm công cuộc đổi mới của Việt Nam đang diễn ra mạnh mẽ, chính sách, pháp luật của Việt Nam ngày càng trở nên thông thoáng cởi mở hơn và môi trường đầu tư cũng dần được cải thiện thuận lợi và hấp dẫn hơn. Đây là những nguyên do để Intel nhắm vào Việt Nam.

Năm 2002, Intel là công ty đầu tiên đưa Wifi vào Việt Nam, phối hợp với VNPT xây dựng thí điểm tại các trường đại học điểm truy cập Wifi,

Năm 2006, Intel Việt Nam tiếp tục phối hợp với các công ty Việt Nam như VNPT, VDC và USAID xây dựng thử nghiệm trạm Wimax đầu tiên ở Lào Cai, từ nay khoảng cách địa lý giữa miền núi và miền xuôi đã được rút ngắn lại, việc liên lạc trở nên thuận tiện, hữu ích hơn.

Tháng 8/2002, Chủ tịch của Intel là Craig R.Barrett đến Hà Nội, được Thủ tướng Phan Văn Khải tiếp kiến. Nhưng sau chuyến thăm 2 ngày ngắn ngủi của ông Barrett những thông tin đầu tư của tập đoàn này vẫn mờ mịt.

Năm 2003, 1 năm sau chuyến thăm của Barrett đến VN, vị chủ tịch này đã đưa ra quyết định đầu tư xây dựng một cơ sở lắp ráp và kiểm tra các sản phẩm bộ vi xử lý của Intel tại tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc). Tuy nhiên, người đứng đầu Intel VN vẫn cho biết rằng, Intel luôn đi khảo sát khắp thế giới để tìm kiếm cơ hội đầu tư, vài ba năm lại có dự án đầu tư ở một đất nước mà họ cảm thấy có điều kiện thuận lợi, sau đó Intel đã có những chuyến khảo sát Khu CNC TPHCM.

Năm 2003- 2005, liên tiếp có các cuộc viếng thăm Việt Nam của các vị Chủ tịch tập đoàn – ngài Craig Barrett và ngài Paul Otellini. Trong các chuyến sang thăm và làm việc tại Hoa Kỳ của phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng năm 2002 và Thủ tướng Phan Văn Khải năm 2004 đều có các cuộc hội đàm với các vị lãnh đạo cao cấp của Intel. Năm 2004 khi Thủ tướng Phan Văn Khải sang Hoa Kỳ và phó Thủ tướng Vũ Khoan đã sang trước đó mấy ngày gặp các vị lãnh đạo Intel, để kêu gọi và bàn về dự án đầu tư của Intel vào Việt Nam. Đây là yếu tố tác động tích cực khiến Intel quyết định đưa dự án đầu tư Nhà máy lắp ráp và kiểm định chip vào Việt Nam.

Ngày14-15/6/2005, tổng GĐ điều hành là ông Paul S.Otellini sang VN, dư luận mong chờ một tuyên bố về đầu tư, nhưng cuối cùng vẫn là những thông tin chung chung.

Từ nửa cuối năm 2005, Intel đã đạt được những kết quả kinh doanh khả quan ở VN và đã tạo được quan hệ tin tưởng với nhiều bộ, ngành trung ương qua các chương trình hỗ trợ phát triển hạ tầng CÔNG NGHỆ THÔNG TIN. VN cũng đã vươn lên vị trí thị trường số 1 về tăng trưởng máy tính cá nhân ở khu vực Đông Nam Á.

Tháng 1/2006, Intel công bố dự án đầu tư 300 triệu đô la Mỹ để xây dựng cơ sở mới, bao gồm nhà máy kiểm định lắp ráp, tại Việt Nam.

Ngày 28/2/2006, lễ công bố và nhận giấy phép đầu tư dự án 605 triệu USD vào khu Công nghệ cao TP.HCM của Intel

Tháng 11/2006, Intel công bố tăng quy mô nhà máy lắp ráp và kiểm định chip từ 14,000m2 lên 46,000m2, đồng thời nâng tổng mức đầu tư lên 1 tỷ đô la Mỹ.

Tháng 3/2007 nhà máy được khởi công. Nhà máy Intel tại Việt Nam là một trong những cơ sở mới nhất của tập đoàn. Với khuôn viên gồm 1 tòa nhà văn phòng, một tòa nhà dành cho các dịch vụ công cộng, một nhà kho chứa nguyên vật liệu thô và các sản phẩm đã hoàn thiện , một trạm phân phối điện, một kho chứa hóa chất và một nhà máy lắp ráp và kiểm định.

Ngày 29/10/2010, tập đoàn Intel đã chính thức đưa vào hoạt động nhà máy lắp ráp và kiểm định chip trị giá 1 tỷ USD tại khu công nghệ cao TP.HCM

Nhà máy Intel Việt Nam được đặt tại khu công nghệ cao TP.HCM (Saigon Hi-tech Park) tại quận 9 TP.HCM, trên một diện tích sản xuất rộng 46,000m2. Đây là nhà máy lắp ráp và kiểm định chip lớn nhất trong mạng lưới sản xuất toàn cầu của Intel. Nhà máy tại Việt Nam sản xuất những chipset di động mới nhất của Intel dùng cho máy tính xách tay và các thiết bị di động. Ngoài ra, nhà máy tại Việt Nam cũng có khả năng sẽ sản xuất những bộ vi xử lý trong tương lai.

Giá trị xuất khẩu của Intel (tính đến cuối năm 2010) đạt 100 triệu USD, chiếm trên 20% tổng giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp trong Khu công nghệ cao. Do đó, để con số này nâng lên thành 20 tỷ USD vào năm 2015, Intel phải thực hiện việc mở rộng sản xuất. Cụ thể, kể từ khi khánh thành nhà máy vào tháng 10/2010 đến nay, Intel chỉ hoạt động dây chuyền đầu tiên sản xuất chip với tên gọi IbexPeak. Dự kiến, đến cuối năm 2011, Nhà máy sẽ hoạt động với 3 dây chuyền, trong đó, dây chuyền sản xuất chip với tên gọi Cougar Point sẽ hoạt động từ quý III và quý IV/2011. Khi đó, Nhà máy sẽ đạt công suất sản xuất là 4,4 triệu cougar/quý. Như

vậy, theo kế hoạch, giai đoạn 2012 - 2015, Intel Việt Nam sẽ có 52 dây chuyền được đưa vào hoạt động.

Mỗi năm, Intel sẽ sản xuất ra một loại sản phẩm mới. Theo đó, đến cuối năm 2012, Intel sẽ sản xuất Panther Point, đây là một sản phẩm khá phức tạp sẽ chỉ được sản xuất tại Việt Nam và Trung Quốc (các sản phẩm có tên gọi như Ibex Peak, Cougar Point hay Panther Point đều là sản phẩm hỗ trợ bộ vi xử lý - chip - set).

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA INTEL ĐẾN COSTA RICA.DOC (Trang 55 -58 )

×