Một số khó khăn trong việc thu hút vốn FDI từ các MNCs

Một phần của tài liệu Tác động của intel đến costa rica.doc (Trang 64 - 68)

VI. THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

1 Một số khó khăn trong việc thu hút vốn FDI từ các MNCs

Bên cạnh những mặt thuận lợi thì thực tế thu hút vốn FDI nói chung và vốn FDI từ các MNCs nói riêng còn gặp rất nhiều khó khăn, trong đó một số vấn đề khó khăn đặc biệt phải kể đến nhu sau:

• Nền kinh tế thị trường còn sơ khai

Hơn 25 năm qua nền kinh tế của Việt Nam đã thành công trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường của Việt Nam còn rất sơ khai. Tính chất sơ khai được biểu hiện ở những khía cạnh như:

• Thị trường hàng hoá dịch vụ đã hình thành nhưng còn hạn hẹp và còn nhiều hiện tượng tiêu cực (hàng giả, hàng lậu, hàng nhái nhãn hiệu làm rối loạn thị trường).

• Thị trường hàng hoá sức lao động mới phát triển. Một số trung tâm giới thiệu việc làm và xuất khẩu lao động mới ra đời nhưng đã nảy sinh nhiều hiện tượng khủng hoảng. Nét nổi bật của thị trường này là sức cung về lao động lành nghề nhỏ hơn rất nhiều so với mức cầu.

• Thị trường tiền tệ và thị trường vốn đã có nhiều tiến bộ nhưng vẫn còn nhiều trắc trở. Rất nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân rất thiếu vốn nhưng không vay được vì vướng về thủ tục. Trong khi nhiều ngân hàng thương mại lại không thể cho vay nên để dư nợ quá hạn đến mức báo động. Thị trường chứng khoán đã đi vào hoạt động nhưng vẫn còn thiếu “hàng hoá” để mua bán và chưa được kiểm soát chặt chẽ.

Trình độ sơ khai của nền kinh tế thị trường của Việt Nam chưa đủ đảm bảo cho một môi trường đầu tư thuận lợi, chưa thực sự có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với các

MNCs. Sự yếu kém này đang đặt ra thách thức lớn đối với chính sách thu hút MNCs của Việt Nam.

• Năng lực của đối tác Việt Nam còn nhiều hạn chế

Các đối tác Việt Nam hiện nay vẫn còn chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp nhà nước. Trên thực tế trình độ năng lực của các doanh nghiệp này còn nhiều hạn chế. Phần lớn các doanh nghiệp nước ta đang sử dụng công nghệ tụt hậu so với mức trung bình của thế giới Sự lạc hậu về công nghệ và kỹ thuật sẽ tạo ra chất lượng sản phẩm thấp và không ổn định làm cho doanh nghiệp khó khăn trong việc lựa chọn mặt hàng kinh doanh, hạn chế khả năng cạnh tranh bằng giá (giá thành các sản phẩm trong nước cao hơn các sản phẩm nhập khẩu).

Các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) chưa thực sự được các công ty quan tâm một cách thích đáng. Phần lớn chỉ giành một phần kinh phí rất hạn hẹp cho hoạt động này. Công tác nghiên cứu thị trường còn rât yếu kém. Với quy mô còn nhỏ bé, lại yếu kém về năng lực tổ chức sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp Việt Nam chưa trở thành các đối tác thực sự tin cậy và ngang tầm để các MNCs tin tưởng đặt quan hệ làm ăn lâu dài. Đây cũng là khó khăn trở ngại rất lớn mà chúng ta cần phấn đấu để nhanh chóng vượt qua.

• Thể chế và luật pháp còn nhiều nhược điểm

Trong những thập kỷ vừa qua, Nhà nước đã đạt được những kết quả đáng kể trong việc xây dựng hệ thống pháp luật. Tuy vậy, hệ thống luật pháp của Việt Nam vẫn còn tồn tại một số nhược điểm sau:

- Tính minh bạch, nhất quán và ổn định của của luật pháp là nhược điểm lớn nhất, đồng thời cũng là đòi hỏi của nhà đầu tư nước ngoài. Chính sự thiều minh bạch của luật pháp đã tạo ra những kẽ hở cho tệ nạn nhũng nhiễu, lộng quyền và gây phiền hà với các nhà đầu tư. Tình trạng không nhất quán và không ổn định của luật pháp kéo theo những thay đổi khó lường trước đối với doanh nghiệp và làm cho một số nhà đầu tư không thể thực hiện được những dự tính ban đầu của mình.

- Các văn bản quy phạm pháp luật thiếu tính nhất quán về nội dung và thời hiệu thi hành. Nhiều nội dung còn dừng lại ở mức chung chung chưa có thông tư hướng dẫn cụ thể. Sự mâu thuẫn và chồng chéo giữa các luật với nhau, giữa luật và pháp lệnh, nghị định, thông tư đã làm cho các đối tượng thi hành luật gặp nhiều khó khăn, đồng thời cũng chính là kẽ hở để các tổ chức và cá nhân lách luật trong các hoạt động không hợp pháp.

- Tình trạng phép vua thua lệ làng là khá phổ biến trong việc một số cơ quan trung ương và chính quỳên địa phương tự ý ban hành các văn bản trái với luật hoặc không thi hành luật.

Hiện tại thì hệ thống luật của Việt Nam còn nhiều mẫu thuẫn và chưa phù hợp với các cam kết quốc tế đã tham gia. Yêu cầu này đã được đặt ra cách đây nhiều năm song nhiệm vụ sửa đổi này tiến hành rất chậm so với tiến độ đặt ra.

• Cơ sở hạ tầng kỹ thuật chưa cao.

Kết cấu hạ tầng của Việt Nam chưa phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế về chi phí và chất lượng. Mặc dù hạ tầng cơ sở đã được cải thiện trong những năm qua nhưng khả năng sẵn có và chất lượng kết cấu của Việt Nam vẫn dưới mức trung bình trong khu vực. Hầu hết các nhà đầu tư nước ngoài được phỏng vấn đều chì trích hệ thống vận tải nghèo nàn là một trở ngại lớn trong kinh doanh. Đồng thời họ còn cho biết, chi phí vận tải của Việt Nam còn cao hơn nhiều so với bình quân chung trong khu vực và hầu hết các nước quanh vùng.

Hầu hết các dự án kết cấu hạ tầng sử dụng nhiều vốn. Cho đến nay, đầu tư vào kết cấu hạ tầng chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước, bao gồm viện trợ ODA và các khoản vay ưu đãi. Sự tham gia của khối tư nhân vào xây dựng kết cấu hạ tầng vẫn còn nhiều hạn chế và chủ yếu là theo hình thức xây dựng-kinh doanh-chuyển giao trong lĩnh vực cung cấp điện, nước, viễn thông. Quản lý và kinh doanh kết cấu hạ tầng tập trung vào một số ít công ty nhà nước. Điều này dẫn đến thiếu tính cạnh tranh, hoạt động kinh doanh không hiệu qủa.

Tóm lại, kể từ khi Việt Nam ban hành Luật Đầu tư Nước ngoài thì con đường để các MNCs đầu tư vào Việt Nam đã được khai thông. Việt Nam đã đạt được một số kết quả nhất định trong việc thu hút vốn FDI về tổng số vốn đầu tư, số dự án, số lượng nhà đầu tư. Nguồn vốn FDI này cũng có tác động rất lớn đến sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều nguyên nhân khiến cho môi trường đầu tư trở nên kém hấp dẫn. Để tăng cường thu hút vốn FDI từ các MNCs Việt Nam cần có những giải pháp đồng bộ và nhất quán.

Các Công ty đa quốc gia có vai trò rất lớn đối với sự phát triển kinh tế thế giới. Với thế mạnh về vốn, công nghệ, trình độ quản lý các MNCs đã góp phần làm tăng nội lực và cung cấp một số lượng vốn lớn cho các nước nhận đầu tư. Việt Nam là một quốc gia đang phát triển. Mức tích luỹ cho đầu tư còn thấp. Vì vậy, tiếp nhận vốn FDI từ các MNCs là động lực lớn đối với sự phát triển kinh tế. Trước hết, thông qua hoạt động đầu tư, các MNCs bổ sung một lượng vốn quan trọng cho sự phát triển. Đi đôi với việc cung cấp vốn, các MNCs còn cung cấp công nghệ, nâng cao trình độ cho người lao động, tạo thêm công ăn việc làm và đóng góp vào ngân sách nhà nước.

Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng kể trong việc thu hút vốn FDI từ các MNCs. Về cơ bản, vốn FDI của các MNCs đã thể hiện được những vai trò tích cực trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế của đất nước như: mở rộng xuất khẩu và tăng thu ngân sách, làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá, tạo việc làm và phát triển nguồn lực. Tuy nhiên, vốn FDI vào Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế. Lượng vốn FDI mà Việt Nam thu hút được từ các MNCs còn rất thấp so với các nước trong khu vực. Quy mô của dự án còn nhỏ bé. Hơn nữa, vốn FDI này phân bố không đồng đều, mới chỉ tập trung vào những tỉnh thành có điều kiện thuận lợi nên chưa có tác động khuyến khích sự phát triển của những vùng khó khăn, vùng sâu và vùng xa. Hơn nưa, vốn FDI mà chúng ta thu hút được chủ yếu là của các MNCs Châu Á. Các MNCs có nguồn gốc Châu Âu và Mỹ còn rất hạn chế. Do đó, nguồn vốn FDI vào Việt Nam còn thấp. Thực tế

cho thấy năng lực thu hút các MNCs của chúng ta còn thấp là do tác động của nhiều nguyên nhân mà trước hết phải kể đến là còn tồn tại những quan điểm chưa đúng về các MNCs. Tuy nhiên, nguyên nhân chính vẫn là do môi trường đầu tư của Việt Nam còn thiếu hấp dẫn, chi phí đầu tư cao, công tác quản lý còn nhiều bất cập, công tác xúc tiến đầu tư chưa thực sự hiệu quả, trình độ của đội ngũ quản lý và của người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu của các MNCs. Bên cạnh đó, việc thu hút vốn FDI từ các MNCs còn gặp phải rất nhiều khó khăn như: nền kinh tế thị trường của chúng ta còn rất sơ khai, năng lực của đối tác Việt Nam còn hạn chế, cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn thấp.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tăng cường thu hút vốn FDI từ các MNCs trước hết chúng ta cần chủ động thu hút các MNCs. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong nước cũng cần nâng cao khả năng cạnh tranh để có thể trở thành đối tác tin cậy của các MNCs. Các chính sách về đầu tư liên quan đến MNCs cần được thực hiện nhất quán, các thủ tục hành chính tiếp tục cải tiến theo hướng minh bạch và đơn giản, cải thiện cơ sở hạ tầng và nâng cao chất lượng nguồn lực đáp ứng tốt những yêu cầu của các MNCs, tăng cường tự do hoá đầu tư phù hợp với điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, xây dựng chiến lược xúc tiến đầu tư thiết thực và hiệu quả.

Một phần của tài liệu Tác động của intel đến costa rica.doc (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w