0
Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

Một số việc Intel đã làm khi đầu tư vào Việt Nam

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA INTEL ĐẾN COSTA RICA.DOC (Trang 58 -61 )

VI. THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

b) Một số việc Intel đã làm khi đầu tư vào Việt Nam

Việt Nam là một thị trường công nghệ thông tin đầy tiềm năng cũng là thị trường có chi phí rất cạnh tranh so với các quốc gia khác; chính phủ việt nam lại rất quan tâm đến phát triển khoa học công nghệ và có những chính sách, chiến lược và cam kết đưa công nghệ thông tin lên hàng đầu trong công cuộc phát triển kinh tế. Hơn nữa Việt Nam có nguồn nhân lực rất dồi dào. Do đó, nên ngay từ khi có mặt tại Việt Nam, Intel đã tập trung cho chiến lược phát triển thị trường với 4 mũi nhọn phù hợp với chính sách phát triển công nghệ thông tin của chính phủ việt nam như: nâng cao, mở rộng phổ biến ứng dụng công nghệ thông tin; xây dựng công nghiệp; xây dựng hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin và hỗ trợ giáo dục công nghệ thông tin.

Hàng loạt các chương trình như đưa tin học về cộng đồng tới nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước, nhất là các vùng sâu vùng xa; đưa các chương trình tiếp cận công nghệ thông tin với các giải pháp phần mềm hỗ trợ doanh nghiệp trong quản lý sản xuất kinh doanh (đã làm với ngành du lịch, dệt may…); Intel Việt Nam cũng đã phối hợp với phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam triển khai thực hiện đề án 191 và xây dựng trung tâm tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin tại TP. Hồ Chí Minh để trưng bày những giải pháp công nghệ thông tin, tư vấn miễn phí, hàng tuần tổ chức các khóa đào tạo, hội thảo, nhằm nâng cao nhận thức và phương thức tiếp cận với công nghệ thông tin cho doanh nghiệp.

ngoài ra, Intel Việt Nam đã ký kết nhiều bản thỏa thuận, biên bản ghi nhớ với bộ bưu chính viễn thông hỗ trợ xây dựng chính phủ điện tử, thực hiện đề án 112. Đặc

biệt là với bộ y tế trong hỗ trợ đào tạo sử dụng phần mềm quản lý hồ sơ bệnh nhân trên toàn quốc và hỗ trợ ngành giáo dục trong việc nâng cao ứng dụng công nghệ thông tin với các chương trình như Intel Teach to the Future – Dạy học cho tương lai (giúp giáo viên ứng dụng công nghệ vào chương trình giảng dạy) từ 2004 đến nay đã đào tạo được hơn 6.000 giáo viên.

Chương trình Intel Teach

Là một phần trong sáng kiến giáo dục của Intel Innovation in education, mới đây Intel đã ký kết thỏa thuận hợp tác với Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh để triển khai chương trình này; Chương trình Intel World Ahead – nhằm nâng cao cuộc sống của người dân thông qua việc đẩy mạnh khả năng tiếp cận công nghệ… - đó là đầu vào của ngành công nghệ thông tin Việt Nam. Việc chú trọng giáo dục đào tạo về công nghệ thông tin là hướng đi tích cực giúp lực lượng lao động trẻ Việt Nam dễ dàng tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp ra trường và hội nhập thuận lợi hơn với cộng đồng quốc tế.

Intel cũng đưa những công nghệ mới góp phần phát triển Internet ở Việt Nam như Wifi (công nghệ không dây) và Wimax (công nghệ không dây băng thông rộng). Intel đã hỗ trợ 8,3 triệu USD phát triển giáo dục Việt Nam

Từ năm 2006, khi Intel quyết định đầu tư dự án 1 tỉ USD tại khu Công nghệ Cao thành phố Hồ Chí Minh, cũng là lúc Intel bắt đầu thực hiện các chương trình hợp tác với Bộ giáo dục và đào tạo, các trường đại học, cao đẳng cho kế hoạch nhân sự của nhà máy nói riêng và giúp đào tạo đội ngũ lao động trẻ trong lĩnh vực công nghệ cao tại Việt Nam.

Sau gần 5 năm hợp tác, Intel đã phối hợp với Bộ giáo dục và đào tạo cùng các trường trong nhiều lĩnh vực như: Chương trình học bổng; Hợp tác liên minh giáo dục ĐH ngành kỹ thuật HEEAP; Hỗ trợ thiết bị Lab, Hỗ trợ giảng viên nâng cao tiếng Anh; Chia sẻ thông tin; Phát triển giáo trình… Toàn bộ kinh phí Intel đã đầu tư cho các hoạt động liên kết đào tạo giáo dục tại Việt Nam trong 5 năm qua là

160 tỉ đồng (tương đương khoảng 8.3 triệu đô la Mỹ). Đặc biệt trong tháng 6 năm 2011 vừa qua, 28 sinh viên khóa du học đầu tiên do công ty tài trợ du học tại Mỹ đã tốt nghiệp với điểm trung bình từ 3.76 trở lên, và được đánh giá rất cao từ phía trường Đại học Portland. Hiện tại, 28 tân kỹ sư này đang làm việc tại nhà máy Intel tại Việt Nam. Ông Rick Howarth, Tổng Giám đốc của Nhà máy Intel Products Việt Nam nói: “Các hoạt động giáo dục đào tạo mà Intel đã hợp tác với Việt Nam trong thời gian qua là một cam kết lâu dài mà Intel đã, đang và sẽ thực hiện. Đó là cách Intel đóng góp cho sự phát triển giáo dục của Việt Nam nói chung và chiến lược phát triển đội ngũ nhân viên tương lai của ngành công nghệ cao nói riêng.

Tăng cường việc tìm đối tác cung ứng nội địa

Để tăng cường việc tìm đối tác cung ứng nội địa, Intel Việt Nam đã ký kết biên bản ghi nhớ với Ban quản lý khu công nghệ cao TPHCM (SHTP) rằng, cung ứng trong nước sẽ trở thành nhà cung ứng của Intel. Theo đó, Intel sẽ chia sẻ lộ trình và tư vấn cho doanh nghiệp trong nước để họ trở thành nhà cung ứng tiềm năng.

Về phía Ban quản lý khu công nghệ cao TPHCM, đơn vị này cũng đã quy hoạch 14 ha cho các nhà cung cấp sản phẩm hỗ trợ cho khu công nghệ cao. Ngoài ra, thông qua website của Ban quản lý khu công nghệ cao TPHCM, Intel có thể đưa ra những yêu cầu về sản phẩm hỗ trợ, tìm kiếm nhà cung ứng, cũng như thông tin từ phía nhà cung ứng.

Dự án Nhà máy kiểm định và sản xuất chip - set của Intel tại Khu công nghệ cao TP.HCM là nhà máy lớn nhất trong số 6 nhà máy của Intel trên phạm vi toàn cầu. Do đó, nhu cầu về nguyên vật liệu cho hoạt động của Nhà máy là không nhỏ. Hơn nữa, theo dự định của nhà sản xuất chip hàng đầu thế giới này, một khi nhà máy đã hoạt động hết công suất, Intel sẽ tiến hành mở rộng sang lĩnh vực thiết kế và sản xuất CPU (trong vòng 2 - 3 năm tới). Khi đó, sẽ có 4.000 lao động làm việc tại Nhà máy của Intel.

Để đảm bảo nguồn hàng cung ứng tại thị trường nội địa, Intel Việt Nam cũng đưa ra một số tiêu chuẩn cho đối tác. Theo đó, nhà cung ứng nội địa phải đảm bảo được yêu cầu về nguồn sản phẩm, chất lượng, an toàn (không tổn hại đến mội trường), giá trị cao, kỹ thuật cao và chi phí hợp lý.

Intel đang có nhu cầu cung ứng nội địa cho các sản phẩm cơ khí, thiết bị phần cứng, các sản phẩm cầm tay và phụ tùng thay thế (hiện Intel Việt Nam cần 60 nhãn hiệu phụ tùng thay thế).

Nhu cầu của Intel là vậy, nhưng nhà cung ứng nội địa thì cho rằng, họ cần biết phương thức thanh toán từ phía Intel, vì điều này liên quan đến vấn đề lãi suất ngân hàng. Cụ thể, với mức lãi suất cao như hiện nay, doanh nghiệp khó đổ hết vốn vào kho theo tiêu chuẩn phải luôn có hàng để đáp ứng.

Khi lựa chọn nhà cung cấp, Intel quan tâm đến “sức khỏe tài chính” của doanh nghiệp đó. Theo đó, Intel cần biết lợi nhuận của nhà cung ứng trong vòng 3 năm liên tiếp và dòng tiền của họ có đảm bảo để ổn định sản xuất trong vòng 1 năm hay không… Hơn nữa, trước khi tiến hành hoạt động sản xuất, Intel sẽ thông báo đến nhà cung ứng chuẩn bị trong thời gian 1 - 2 năm (thời hạn thanh toán tối đa từ phía Intel là trong vòng 60 ngày).

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA INTEL ĐẾN COSTA RICA.DOC (Trang 58 -61 )

×