Đồng hành cùng với việc xây dựng nhà vệ sinh hợp chuẩn cũng nên phát động các chiến dịch, các buổi hội thảo, các chương trình nhằm nâng cao nhận thức người dân về việc giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và lối sống văn minh đô thị.
Phát động các cuộc thi ý tưởng kiến trúc mô hình công trình vệ sinh để tìm ra những thiết kế đảm bảo tính thẫm mỹ, tiện nghi ở nhiều vị trí khác nhau. Ngoài ra ta cũng có thể tổ chức các cuộc thi thiết kế logo để dán ở ngoài cửa các công trình vệ sinh công cộng nhằm phân biệt nam nữ cũng như tăng tính thẩm mỹ và tuyên truyền thêm cho các nhà vệ sinh công cộng.
Song song với việc kêu gọi bảo vệ môi trường, xây dựng môi trường xanh sạch đẹp, các cơ quan quản lý môi trường nên tổ chức các cuộc vận động kêu gọi cộng đồng cam kết giữ sạch nhà vệ sinh công cộng. Các chiến dịch dán áp phích kêu gọi những người sử dụng nhà vệ sinh công cộng phải dội nước sau khi đi vệ sinh, rửa tay bằng nước và xà phòng, giữ vệ sinh cho nhà vệ sinh công cộng bằng cách không xả rác và không làm ướt sàn nhà và tiết kiệm nước cũng là đều cấp thiết.
Đối với bản đồ du lịch thành phố nên đưa thêm vào đó là những chú thích về công trình vệ sinh để du khách dể tìm thấy khi có nhu cầu. Mặc khác, nên có các khẩu hiệu treo tại các công trình vệ sinh công cộng nhằm tuyên truyền ý thức tự giác giữ gìn vệ sinh của người sử dụng như: “ Hãy thực hiện văn hóa WC” hay “ Vì một đô thị xanh hãy chung tay xây đắp các công trình vệ sinh công cộng’ ...
4.2.5 Quy hoạch – xây dựng – chính sách đầu tư
Phải rà soát lại tình hình vệ sinh trên địa bàn để có giải pháp quy hoạch phù hợp. Đồng thời, phải đảm bảo tính khả thi, cân đối giữ cung và cầu ởđiểm dự kiến xây dựng mới nhà vệ sinh công cộng. Việc quy hoạch cũng phải tính đến sự hài hòa trong kiến trúc và loại hình ví dụ như cốđịnh trong công viên hay di động trên vỉa hè.
Cần huy động mọi nguồn vốn. Tổ chức tuyên truyền vấn đề cấp thiết của nhà vệ sinh công cộng nhằm tranh thủ sựủng hộ, đóng góp của các ban ngành khác. kinh phí để bảo trì và giữ gìn nhà vệ sinh công cộng nên lấy từ phí của những người sử dụng nhà vệ sinh công cộng.
Ủy ban nhân dân thành phố cùng với các công ty dịch vụ công ích các quận cũng cần dành ra một khoản ngân sách cố định để xây dựng và sửa chữa các công trình vệ sinh công cộng.
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 Kết luận
Căn cứ vào kết quả khảo sát và tổng hợp ý kiến, trả lời từ 100 phiếu điều tra người sử dụng nhà vệ sinh công cộng và 40 phiếu khảo sát cho người trực tiếp trông giữ nhà vệ sinh công cộng trên địa bàn 5 quận nội thành của thành phố Hồ Chí Minh gồm: quận 1, quận 3, quận 5, quận 6 và quận 10 có thểđưa ra các kết luận sau:
- Công trình nhà vệ sinh công cộng tại 5 quận nội thành của khu vực thành phố Hồ Chí Minh tuy đã được các cơ quan ban ngành quan tâm nhưng vẫn còn nhiều bất cập về số lượng và cả chất lượng.
- Hiện trạng cơ sỡ vật chất và chất lượng vệ sinh môi trường ở các nhà vệ sinh công cộng còn thiếu thốn, ảnh hưởng không tốt đến mỹ quan đô thị. Mùi hôi từ các nhà vệ sinh vẫn còn ám ảnh người sử dụng.
- Nhà vệ sinh công cộng vẫn chưa được sử dụng hiệu quả như mong muốn mà một nguyên nhân quan trọng là cơ chế quản lý nhà vệ sinh công cộng tại các quận khảo sát còn nhiều vấn đề bất cập.
- Người dân vẫn chưa thật sự tiếp cận nhà vệ sinh công cộng một cách văn minh, việc gìn giữ vệ sinh cho nhà vệ sinh công cộng vẫn chưa được chú ý
5.2 Kiến nghị
Ủy ban nhân dân thành phố, công ty dịch vụ công ích thanh niên xung phong và các công ty dịch vụ công ích các quận nên tổ chức khảo sát, đánh giá toàn bộ hệ thống nhà vệ sinh công cộng có trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh để có cái nhìn bao quát và đầy đủ hơn về hệ thống nhà vệ sinh công cộng hiện tại nhằm đưa ra các biện pháp xử lý cũng như đề xuất các biện pháp phù hợp hơn với hiện trạng đô thị hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. GS.TS. Trần Hiếu Nhuệ, Ths Lê Thị Dung, TS Ứng Quốc Dũng, TS Trần Đức Hạ, KS Đỗ Hải, TS Phạm Ngọc Thái (2001), Cấp nước và vệ sinh nông thôn, nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật Hà Nội.
2. Trần Đức Hạ (2002), Xử lý nước thải sinh hoạt quy mô nhỏ và vừa, nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật Hà Nội.
3. Kỷ yếu hội thảo khoa học – đại học Tôn Đức Thắng (2010), Quản lý môi
trường và an toàn lao động doanh nghiệp.
4. Quách Thị Ngọc Ánh, Trịnh Hữu Vách, Nguyễn Đức Hồng, chuyên đề:
Đánh giá chất lượng xây dựng, tình trạng sử dụng nguồn nước sạch và công
trình vệ sinh tại 112 trường tiểu học, mẫu giáo
5. QCVN 07:2010/BXD (2010) , Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng đô thị.
6. Bộ Y tế số 08/2005/QĐ – BYT, (2005), Tiêu chuẩn vệ sinh đối với các loại nhà tiêu.
7. Ths. Lê Anh Tuấn, chuyên đề: Vệ sinh nông thôn ở Việt Nam - hiện trạng và vấn đề.
8. Công ty dịch vụ công ích quận 1, quận 3, quận 5, quận 6 và quận 10 – Danh
sách nhà vệ sinh công cộng tại quận 1, quận 3, quận 5, quận 6 và quận 10. 9. Công ty Dịch vụ công ích Thanh niên xung phong - Danh sách nhà vệ sinh