khảo sát
Kết quả khảo sát tình trạng vệ sinh môi trường hiện nay tại các nhà vệ sinh công cộng từ 40 người đang trông coi hệ thống thuộc 5 quận như sau:
MỘT SỐ NHÀ VỆ SINH CÔNG CỘNG MỘT SỐ NHÀ VỆ SINH CÔNG CỘNG MỘT SỐ NHÀ VỆ SINH CÔNG CỘNG CÔNG TY DỊCH VỤ CÔNG
ÍCH THANH NIÊN XUNG PHONG
Câu 1: Nguồn nước trong nhà vệ sinh công cộng được lấy từđâu
○ Nước máy ○ Nước giếng ○ Không rõ nguồn nước nào
Trả lời: 62% sử dụng nguồn nước máy 30% sử dụng nguồn nước giếng
Câu 2: Theo anh(chị) nguồn nước trên được sử dụng là vì:
Trả lời: Nguồn nước được sử dụng theo tính chất của nhà vệ sinh công cộng là cố định hay di động. Nhà vệ sinh cốđịnh sẽ sử dụng nước giếng và nhà vệ sinh công cộng sẽ sử dụng nước máy.
Câu 3: Thông thường anh(chị) quan sát những người sau khi sử dụng nhà
vệ sinh công cộng họ có dội nước không
○ Có ○ Không ○ Thỉnh thoảng không ○ Rất ít
Trả lời: 80% cho rằng thỉnh thoảng không.
Câu 4: Theo anh(chị) trung bình mỗi ngày có bao nhiêu lượt người đi vệ
sinh
○ < 50 lượt ○ 50 – 100 Lượt ○ 100 – 150 Lượt ○ >150 lượt
Trả lời: 100% trả lời rằng hàng ngày có từ khoảng 100 đến 150 lượt người đi vệ sinh.
Câu 5: nếu anh(chị) lựa chọn kiểu nhà vệ sinh cho nhà vệ sinh công cộng nơi
mình quản lý thì anh(chị) chọn:
○ Kiểu cốđịnh ○ Kiểu di dộng
Trả lời: 90% mong muốn nhà vệ sinh cốđịnh
Câu 6: Nhà vệ sinh công cộng được quét dọn bao lâu 1 lần
○ Hàng ngày ○ Hàng tuần ○ Hàng tháng
Trả lời: 100% quét dọn nhà vệ sinh hàng ngày.
Câu 7: Sau bao lâu hầm chứa của nhà vệ sinh được hút 1 lần
Trả lời: 6 tháng hút 1 lần cho nhà vệ sinh di động và 1 năm cho nhà vệ sinh cố định.
Câu 8: Anh(chị) có cho rằng cần thiết phải gấp rút xây dựng lại hệ thống
nhà vệ sinh công cộng sạch đẹp, văn minh làm cho môi trường trong lành
hơn không.?
○ Cần thiết ○ Chưa cần thiết ○ ý kiến khác...
Trả lời: 100% cho rằng cần thiết gấp rút xây dựng.
Câu 9: Nếu cần xây dựng lại hệ thống nhà vệ sinh công cộng, anh(chị) có thể
cho ý kiến đóng góp để hoàn thiện hơn và đảm bảo về vấn đề vệ sinh môi
trường là gì?
Trả lời: đa số ý kiến cho rằng nên gấp rút xây dựng mới và tu bổ nhà vệ sinh công cộng hiện có.
Dựa trên kết quả khảo sát đối với người tiếp nhận kinh doanh nhà vệ sinh công cộng, có thể thấy việc giữ gìn vệ sinh của các khu vực này khá tốt, nguồn nước được sử dụng là nước máy đối với nhà vệ sinh di động và nước giếng đối với nhà vệ sinh cố định đảm bảo cung cấp đủ nguồn nước cho việc dọn dẹp vệ hằng ngày. Nhưng thực tế hiện tượng nhà vệ sinh có mùi hôi gây khó chịu cho người sử dụng và ảnh hưởng đến môi trường xung quanh lại rất phổ biến. Theo kết quả thống kê khảo sát người dân sử dụng nhà vệ sinh công cộng về chất lượng vệ sinh môi trường tại nhà vệ sinh công cộng (số khảo sát là 101) thì kết quả cũng bộc lộ nhiều vấn đề cần khắc phục :
Câu 1: Anh (chị) sử dụng nhà vệ sinh công cộng với mục đích:
○ rửa chân tay ○ Rửa mặt ○ Khác....
Trả lời: gần 100% sử dụng nhà vệ sinh đểđi vệ sinh.
Câu 2: Anh(chị) nhận thấy nhà vệ sinh công cộng ở khu vực này như thế nào
○ Sạch ○ Bình thường ○ Bẩn ○ Rất bẩn
Trả lời: 89% cho rằng nhà vệ sinh còn bẩn và có mùi khó chịu.
Câu 3: Nhà vệ sinh công cộng có mùi:
○ Rất khó chịu ○ Khó chịu ○ Bình thường ○ Dể chịu
Trả lời: 78% cho rằng nhà vệ sinh có mùi khó chịu
Câu 4: Thông thường anh(chị) quan sát những người sau khi sử dụng nhà
vệ sinh công cộng họ có dội nước không
○ Có ○ Không ○ Thỉnh thoảng không ○ Rất ít
Câu 5: Theo anh(chị) nhà vệ sinh công cộng hiện nay có gây ảnh hưởng xấu
đến môi trường sống xung quanh.?
○ Có ○Không ○ ý kiến khác...
Trả lời: 60% cho rằng không ảnh hưởng
Câu 6: Anh(chị) có cho rằng cần thiết phải gấp rút xây dựng lại hệ thống
nhà vệ sinh công cộng sạch đẹp, văn minh làm cho môi trường trong lành
hơn không.?
○ Cần thiết ○ Chưa cần thiết ○ ý kiến khác...
Trả lời: 100% cho rằng cần thiết gấp rút xây dựng.
Câu 7 Nếu cần xây dựng lại hệ thống nhà vệ sinh công cộng, anh(chị) có thể
cho ý kiến đóng góp để hoàn thiện hơn và đảm bảo về vấn đề vệ sinh môi
trường là gì?
Trả lời: đa số ý kiến cho rằng nên gấp rút xây dựng mới và tu bổ nhà vệ sinh công cộng hiện có.
Như vậy, đa số người được khảo sát cho rằng nhà vệ sinh còn bẩn và có mùi hôi. Đây cũng là hạn chế lớn nhất trong việc đẩy mạnh sử dụng nhà vệ sinh công cộng của người dân.
Dựa vào kết quả từ các phiếu và nhận xét thực tế, nhận thấy đa số các nhà vệ sinh trên hệ thống nhà vệ sinh 5 quận được khảo sát còn kém trong vấn đềđảm bảo vệ sinh. Các nhà vệ sinh còn dơ bẩn, một số bồn cầu, bồn tiểu bị hoen ố do không được chà rửa thường xuyên, nền nhà vệ sinh còn ẩm ướt, một số thùng rác không có nắp đậy gây mùi ảnh hưởng đến người trực tiếp sử dụng nhà vệ sinh công công và tạo điều kiện để các vi sinh vật gây bệnh phát tán ra ngoài không khí. Vấn đề vệ sinh môi trường bên ngoài nhà vệ sinh cũng có nhiều điểm phải lưu tâm như: nước
từ các nhà vệ sinh còn chảy ra vỉa hè và lòng đường gây phản cảm cho người tham gia giao thông, các nhà vệ sinh được khoán về cho người tiếp nhận kinh doanh thường không được cọ rửa thường xuyên dẫn đến có mùi hôi gây ảnh hưởng không ít đến chất lượng cuộc sống của một bộ phận những người xung quanh, nên đã có tình trạng một vài hộ gia đình viết đơn kiến nghị lên công ty dịch vụ công ích các quận yêu cầu dở bỏ nhà vệ sinh công cộng.
Như vậy, tình trạng vệ sinh môi trường của các nhà vệ sinh công cộng không mấy tốt đã làm ý thức giữ gìn vệ sinh chung của người sử dụng kém đi, tạo cảm giác ái ngại cho người bước vào nhà vệ sinh công cộng. Mặc khác, công tác giữ gìn vệ sinh môi trường kém còn dễ gây ra các nguy cơ dẫn đến các bệnh truyền nhiễm như tiêu chảy, dịch tả... là rất cao.
CHƯƠNG 4. ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU
QUẢ SỬ DỤNG NHÀ VỆ SINH CÔNG CỘNG