khảo sát
Theo tiêu chuẩn của nhà vệ sinh đạt chuẩn, nhà vệ sinh công cộng phải có những vật dụng tối thiểu sau - Bồn cầu, bồn tiểu. - Nước sạch. - Bồn rửa tay. - Giấy vệ sinh, xà phòng rửa tay. - Thùng rác.
Liên quan đến hiện trạng trang thiết bị tại các nhà vệ sinh công cộng hiện nay, nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát 40 người đang trực tiếp trông giữ và quản lý các nhà vệ sinh công cộng rải rác thuộc 5 quận trên. Kết quả khảo sát thu được như sau:
Câu 1: Theo anh(chị) số lượng nhà vệ sinh công cộng tại Tp.HCM
○Nhiều ○Tương đối ○Ít ○ Rất ít
Trả lời: 90% chọn đáp án ít nhà vệ sinh công cộng.
Câu 2: Các vật dụng trong nhà vệ sinh công cộng (nước, bồn rửa tay, xà
phòng, giấy vệ sinh, thùng rác...)
○ Đầy đủ, tiện nghi ○Bình Thường ○ Hoàn toàn không có
Trả lời: 100% chọn đáp án các vật dụng trong nhà vệ sinh là bình thường
Câu 3: Giấy, rác trong nhà vệ sinh công cộng thực tếđược cho vào đâu
○Bồn cầu ○ Thùng rác ○ Vứt lung tung
Trả lời: 98% trả lời được cho vào thùng rác.
Để có được đánh giá khách quan hơn về tình trạng trang thiết bị trong các nhà vệ sinh công cộng của thành phố hiện nay,101 phiếu khảo sát ý kiến người sử dụng cũng đã được thu thập và kết quả có được như sau:
Câu 1: Anh(chị) có thường xuyên sử dụng nhà vệ sinh công cộng không.?
○ Thường xuyên ○ Thỉnh Thoảng ○ Rất ít ○ không
Trả lời: 90% người dân rất ít khi sử dụng nhà vệ sinh công cộng.
Câu 2: Theo anh(chị) số lượng nhà vệ sinh công cộng tại Tp. Hồ Chí Minh
như thế nào?
○ Nhiều ○ Tương đối ○ ít ○ Rất ít
Câu 3: Vị trí nhà vệ sinh công cộng thường nằm gần
○ Trường học
○ Bệnh viện
○ Khu vui chơi, giải trí, công viên
○ Khu dân cư
○ Các cơ quan, công ty.
Trả lời: hơn 80% cho rằng nhà vệ sinh công cộng hay nằm gần khu vui chơi, giải trí, công viên.
Câu 4: Các vật dụng trong nhà vệ sinh công cộng (nước, bồn rửa tay, xà
phòng, giấy vệ sinh, thùng rác...)
○ Đầy đủ, tiện nghi ○Bình Thường ○ Hoàn toàn không có
Trả lời: 100% chọn đáp án các vật dụng trong nhà vệ sinh là bình thường
Câu 5: Anh (chị) sử dụng loại giấy nào khi đi vệ sinh
○ Giấy vệ sinh ○ Giấy báo, tập ○ khác...
Trả lời: 87% đi bằng giấy vệ sinh
Câu 6:Giấy, rác trong nhà vệ sinh công cộng thực tếđược cho vào đâu
○Bồn cầu ○ Thùng rác ○ Vứt lung tung
Như vậy, so với các tiêu chuẩn về trang thiết bị cho một nhà vệ sinh thì cơ sở vật chất của các công trình nhà vệ sinh công cộng ở 5 quận khảo sát là tương đối đầy đủ về bồn cầu, bồn tiểu, thùng rác và nước sạch nhưng xà phòng rửa tay thì không phải nhà vệ sinh nào cũng sẵn có. Đặc biệt về giấy vệ sinh thì người sử dụng phải mua tại chổ với mức giá 500 – 1000 ngàn đồng cho một dải giấy vệ sinh nhỏ đủ cho 1 lần sử dụng nếu có nhu cầu. Kết quả khảo sát thực tế cũng cho thấy hầu hết các nhà vệ sinh công cộng đều được trang bị đầy đủ thùng rác nhưng đa số là các thùng rác không có nắp đậy, gây hiện tượng mất vệ sinh, có mùi hôi và gây phản cảm cho người sử dụng.
Một số hình ảnh về trang thiết bị trong các nhà vệ sinh công cộng thuộc khu vực khảo sát được trình bày trên các hình từ 3.6 đến 3.12
Hình 3.7 Bồn cầu ngồi trong nhà vệ sinh ở công viên Quách Thị Trang, Q1
Hình 3.9 Bàn cầu ngồi trong nhà vệ sinh công cộng tại chợ Nguyễn Văn Trỗi,Q3
Hình 3.11 Bồn cầu bệt ở nhà vệ sinh công cộng trong công viên văn hóa
Phú Lâm, quận 6
Kết quả khảo sát thực tế cũng cho thấy hầm rút của một số nhà vệ sinh bị hư hỏng và chưa được sửa chữa như nhà vệ sinh trong công viên 23/9 quận 1, nhà vệ sinh góc Trần Cao Vân và Phùng Khắc Khoan quận 1, nhà vệ sinh 109 Phạm Ngũ Lão quận 1, một số nhà vệ sinh cố định bị nứt vách tường, sàn nhà hoen ố, ẩm ướt như nhà vệ sinh trên công viên 23/9 quận 1. Bên cạnh đó, có một số công trình vệ sinh còn được trưng dụng làm kho để dụng cụ, hàng hóa buôn bán chiếm phần lớn diện tích sử dụng của khách đi vệ sinh. Ngoài ra, một số nhà vệ sinh công cộng được sử dụng không đúng chức năng như nhà vệ sinh ở lề trước trường đại học Sài Gòn quận 5 được sử dụng thành nơi buôn bán nước giải khát và là nơi nấu ăn cho người trực tiếp quản lý nhà vệ sinh này.
Một số hình ảnh phản ánh hiện tượng lấn chiếm diện tích sử dụng nhà vệ sinh công cộng khá phổ biến.
Hình 3.12 Nhà vệ sinh công cộng do công ty dịch vụ công ích thanh niên xung
phong quản lý trên đường Nguyễn Văn Cừ, Q5 được trưng dụng để bán báo và bán
nước giải khát.
Hình 3.13 Nhà vệ sinh công cộng trên đường Ngô Nhân Tịnh, Q6 bị chiếm dụng
Hình 3.14 Một nhà vệ sinh trên đường Lê Quang Sung, Q6 lại trở thành quán nước giải khát.
Hình 3.15 Nhà vệ sinh trên đường An Dương Vương, Q5 trở thành nơi buôn