Pháp luật Việt Nam về việc gia nhập các điều ước quốc tế

Một phần của tài liệu Phân tích những quy định của bộ luật hàng hải việt nam 2005 về hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng đường biển trên cơ sở so sánh với các công ước quốc tế về vận chuyển hàng hóa bằng đư��.doc (Trang 52 - 54)

Quan hệ quốc tế này càng phát triển theo hướng vừa đa dạng, vừa cụ thể đã làm phong phú thêm các loại hình văn bản pháp lý quốc tế. Cùng với các loại điều ước quốc tế truyền thống, các quốc gia đã ký kết các loại tuyên bố chung và các thông cáo chung. Các loại hình văn bản pháp lý quốc tế đó đã ghi nhận các kết quả đàm phán, kết quả hợp tác quốc tế về nhiều vấn đề khác nhau như chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật cũng như trong lĩnh vực quốc phòng an ninh. Điều ước quốc tế thực sự đã trở nên phổ biến trong sinh hoạt quốc tế, một phương tiện không thể thiếu và được áp dụng rộng rãi trong việc điều chỉnh các quan hệ giữa các quốc gia vì lợi ích riêng, chung và vì lợi ích cộng đồng.

Để thực thi các nhiệm vụ nói trên, nhất là phục vụ cho chức năng đối ngoại nhà nước, Việt Nam đã xây dựng riêng cho mình một hệ thống các quy phạm pháp luật về các điều ước quốc tế. Các quy phạm pháp luật đó được quy định trước hết là trong Hiến pháp và sau đó là trong các văn bản quy phạm pháp luật sau Hiến pháp.

3.1.1. Các văn bản pháp luật về điều ước quốc tế trước Hiến pháp 1992

Theo Hiến pháp năm 1946 và năm 1959 thì các vấn đề ký kết và thực hiện điều ước quốc tế quy định một cách khá “hàn lâm”, chưa xác định một cách cụ thể về lĩnh vực này. Mặt khác, trên cơ sở hai bản Hiến pháp nói trên, Quốc hội và Chính phủ Việt Nam chưa ban hành một đạo luật hoặc các văn bản quy phạm nào khác điều chỉnh hoạt động điều ước quốc tế. Hay nói một cách khác, trước khi ban hành Hiến pháp năm 1980, chưa có một văn bản nào sau Hiến pháp quy định cụ thể về ký kết và thi hành điều ước quốc tế của Việt

Nam dân chủ cộng hòa. Mặc dù trong thực tiễn, số lượng các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết với nước ngoài là không nhỏ. Đồng thời việc ký kết và thực hiện các điều ước quốc tế đó đều phù hợp với các nguyên tắc và các quy phạm luật quốc tế hiện đại.

Trên cơ sở Hiến pháp năm 1980, Việt Nam đã thông qua Luật Tổ chức Hội đồng Bộ trưởng ngày 04/7/1981; Pháp lệnh về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 17/10/1989; Nghị định của Hội đồng Bộ trưởng về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 28/5/1992. Các văn bản này đã quy định chế định về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Như vậy, chính sách điều ước quốc tế của Việt Nam luôn mang tính chiến lược nhằm củng cố hòa bình và phát triển hợp tác quốc tế. Điều này phù hợp với xu hướng phát triển chung của nhân loại.

3.1.2. Pháp luật về điều ước quốc tế từ Hiến pháp 1992 đến Hiến pháp sửa đổi, bổ sung năm 2001

Hiến pháp năm 1992 đã quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn cho Quốc hội, Chủ tịch nước và Chính phủ về điều ước quốc tế. Theo đó, Quốc hội “quyết định chính sách cơ bản về đối ngoại; phê chuẩn hoặc bãi bỏ các điều ước quốc tế đã ký kết hoặc tham gia thoe đề nghị của Chủ tịch nước (khoản 13 Điều 84 Hiến pháp năm 1992); hoặc Chủ tịch nước có nhiệm vụ và quyền hạn “… tiến hành đàm phán, ký kết điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với người đứng đầu nhà nước khác; quyết định phê chuẩn hoặc tham gia điều ước quốc tế, trừ trường hợp cần Quốc hội quyết định” (Khoản 10 Điều 103 Hiến pháp năm 1992); hoặc Chính phủ có nhiệm vụ và quyền hạn “thống nhất quản lý công tác đối ngoại của nhà nước, ký kết, tham gia, phê duyệt điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã

hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia….” (khoản 8 Điều 112 Hiến pháp năm 1992).

Trên cơ sở Hiến pháp năm 1992, Quốc hội đã thông qua Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30/9/1992, trong đó có những điều khoản quy định nhiệm vụ và thẩm quyền cụ thể của Chính phủ trong lĩnh vực hoạt động chính trị, đối ngoại của nhà nước. Theo đó, Chính phủ có nhiệm vụ và quyền hạn “thống nhất quản lý công tác đối ngoại của nhà nước; ký kết, tham gia, phê duyệt điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ; chỉ đạo việc thực hiện các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích chính đáng của tổ chức và công dân Việt Nam ở nước ngoài” (Khoản 8, Điều 8).

Sau Luật Tổ chức chính phủ năm 1992, có một số nghị định ban hành, trong đó có các điều khoản quy định sự tham gia của các bộ vào quan hệ đối ngoại của nhà nước, quy định về thẩm quyền của các bộ trong việc tham gia ký kết và thi hành điều ước quốc tế, xã định mối liên hệ giữa các bộ nay với nhau cũng như trách nhiệm của các bộ trước Chính phủ và nhà nước khi thực hiện ký kết và thi hành các điều ước quốc tế.

Một phần của tài liệu Phân tích những quy định của bộ luật hàng hải việt nam 2005 về hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng đường biển trên cơ sở so sánh với các công ước quốc tế về vận chuyển hàng hóa bằng đư��.doc (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w