Pháp luật hiện hành về điều ước quốc tế

Một phần của tài liệu Phân tích những quy định của bộ luật hàng hải việt nam 2005 về hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng đường biển trên cơ sở so sánh với các công ước quốc tế về vận chuyển hàng hóa bằng đư��.doc (Trang 54 - 55)

Theo pháp luật Việt Nam về điều ước quốc tế thì chế định phê chuẩn điều ước quốc tế ngày càng hoàn thiện. Văn bản ban hành sau có tính kế thừa, theo hướng quy định cụ thể hơn cả về thủ tục pháp lý và về thẩm quyền phê chuẩn, cũng như quy định điều ước quốc tế nào cần phê chuẩn và do ai phê chuẩn. Theo các Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992 và Hiến pháp bổ sung, sửa đổi năm 2001, cũng như các văn bản quy phạm pháp luật về điều ước quốc tế dưới Hiến pháp thì thẩm quyền phê chuẩn các điều ước quốc tế thường thuộc về Quốc hội và Chủ tịch nước. Tuy nhiên, các quy định cụ thể được định chế hóa trong Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005.

Theo các quy định của pháp luật, Việt Nam đã ký kết và gia nhập ngày càng nhiều các điều ước quốc tế song phương và đa phương. Đó là các điều ước quốc tế về chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học – kỹ thuật với các tên gọi khác nhau như điều ước, hiệp ước, thỏa thuận, công ước, nghị định thư, công hàm, tuyên bố, bản ghi nhớ, chương trình hợp tác.

Việc ký kết các điều ước quốc tế hoàn toàn phù hợp với chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta đã được thể hiện trong Hiến pháp và phù hợp với cá nguyên tắc và quy phạm đã được công nhận chung của luật quốc tế vì hòa bình và an ninh quốc tế, vì sự hợp tác và phát triển.

Việt Nam đã ký kết không ít các Hiệp định thương mại và hàng hải với các nước khác, nhằm củng cố và tăng cường phát triển quan hệ kinh tế quốc tế đối ngoại về mọi mặt với nước ngoài trên cơ sở tôn trọng chủ quyền, bình đẳng và cung có lợi. Ngoài ra, mục tiêu hàng đầu của các hiệp định này là các bên cam kết dành cho nhau được hưởng chế độ tối huệ quốc và những điều khoản ưu tiên nhất định tạo điều kiện thuận lợi cho công dân cũng như pháp nhân hoạt động trên lãnh thổ của nhau. Các hiệp định này là nguồn luật quan trọng bởi nó giống như tuyên ngôn chung của các nước với Việt Nam về công nhận pháp lý các pháp nhân của nhau, về lưu thông hàng hóa và vận chuyển hàng hải, công nhận về hiệu lực của bản án và các quyết định trọng tài cũng như việc thi hành chúng.

Một phần của tài liệu Phân tích những quy định của bộ luật hàng hải việt nam 2005 về hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng đường biển trên cơ sở so sánh với các công ước quốc tế về vận chuyển hàng hóa bằng đư��.doc (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w