Các khái niệm và thuật ngữ kế toán

Một phần của tài liệu Quản lý danh mục cho vay (Trang 40 - 41)

Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng:

Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng là một khoản mục trên bảng cân đối tài sản, được xây dựng nhằm công nhận một thực tế là khoản cho vay sẽ không được thanh toán toàn bộ. Số tiền quỹ dự phòng sẽ tăng lên định kỳ tương ứng với tổng số tiền cho vay dự kiến không thu hồi được. Khoản mục này giảm đi khi thực hiện xoá nợ.

Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng:

Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng là một khoản mục trên báo cáo thu nhập (có nghĩa là một khoản khấu trừ khỏi thu nhập kỳ hiện tại), thể hiện đánh giá, ước tính của ban lãnh đạo ngân hàng về khả năng tổn thất trong tương lai khi phát sinh rủi ro tín dụng. Việc đánh giá về khả năng tổn thất trong tương lai của ban lãnh đạo ngân hàng dựa trên lịch sử tổn thất cho vay thực tế của ngân hàng và dự báo của ban lãnh đạo về triển vọng kinh tế. Số tiền dự phòng đã trích sẽ được đưa vào quỹ dự phòng rủi ro tín dụng để hình thành nên nguồn cần thiết bảo vệ ngân hàng trước những tổn thất do rủi ro tín dụng.

Xử lý rủi ro tín dụng (còn gọi là xử lý nợ xấu hoặc xoá nợ):

Khi người cho vay không còn trông đợi thu được nợ nữa thì số tiền này sẽ được coi là nợ xấu, và ngân hàng sẽ đưa ra khỏi bảng cân đối tài khoản (xoá nợ). Quá trình xoá nợ (hoặc xử lý nợ) bao gồm việc ghi nợ tài khoản quỹ dự phòng rủi ro tín dụng và ghi có vào tài khoản cho vay.

Thu hồi nợ:

Việc thu hồi nợ xảy ra khi ngân hàng nhận được khoản thanh toán cho nghĩa vụ mà mình đã xử lý (xóa) trước đó. Số tiền thu hồi được có thể là do người vay trả nợ, hoặc do thanh lý tài sản đảm bảo. Do giá trị khoản cho vay đã được bù đắp từ tài khoản dự phòng (Dự phòng rủi ro tín dụng) nên số tiền thu hồi nợ này hoặc sẽ được ghi có vào tài khoản Dự phòng rủi ro tín dụng, hoặc được tính vào thu nhập trước thuế.

Một phần của tài liệu Quản lý danh mục cho vay (Trang 40 - 41)