Đa dạng hóa

Một phần của tài liệu Quản lý danh mục cho vay (Trang 53)

Lý thuyết quản lý danh mục hiện đại cho rằng có thể hạn chế, giảm bớt rủi ro (hay mức độ biến động) của danh mục đầu tư thông qua quá trình đa dạng hóa. Lý thuyết này dựa trên giả định là chỉ có hai loại rủi ro cơ bản, đó là rủi ro hệ thống và rủi ro không mang tính hệ thống. Rủi ro mang tính hệ thống (hay rủi ro thị trường) thể hiện mức độ biến động của một loại chứng khoán hay của một danh mục đầu tư theo biến động chung của thị trường. Yếu tố rủi ro hệ thống đo lường mức độ biến động tương đối của một chứng khoán hay một danh mục đầu tư so với thị trường nói chung. Do vậy, mục tiêu của công tác phân tích là nhằm xác định xem một loại tài sản, hay một danh mục, sẽ có tính chất ổn định nhiều hơn, ít hơn hay giống như thị trường. Công cụ sử dụng để đo lường mức độ biến động tương đối của một loại tài sản hay danh mục so với thị trường được gọi là “beta”. Rủi ro không mang tính hệ thống là rủi ro xảy ra “biến cố” ảnh hưởng đến một công ty đơn lẻ, ví dụ như thay đổi trong bộ máy quản lý, đối thủ cạnh tranh mới hoặc công nghệ mới hoặc có hỏa hoạn tại một cơ sở sản xuất của công ty. Lý thuyết về đa dạng hóa đảm bảo rằng những rủi ro không mang tính hệ thống như vậy sẽ được hạn chế rất nhiều bằng cách phân tán rủi ro đó trên một số lượng đủ lớn các tài sản không ràng buộc với nhau. Lý thuyết này cũng khẳng định là không thể hạn chế được rủi ro hệ thống nếu chỉ thực hiện đa dạng hóa. Như vậy, thông qua việc đa dạng hóa, rủi ro (độ biến động) của toàn bộ danh mục đầu tư sẽ ít hơn so với rủi ro (độ biến động) của từng loại chứng khoán (khoản cho vay) nhờ giảm bớt được rủi ro không mang tính hệ thống.

Việc đa dạng hóa đòi hỏi phải phân loại toàn bộ danh mục (các khoản cho vay) theo những tiêu chí khác nhau. Quá trình này buộc ngân hàng phải đưa ra được một bức tranh toàn cảnh về danh mục đầu tư và về thị trường, Quá trình này cũng khuyến khích việc thảo luận kỹ càng. Sau khi đã phân chia danh mục đầu tư thành những nhóm thích hợp thì ngân hàng sẽ có thể đánh giá mức độ đa dạng thực sự của danh mục đầu tư đó. Quá trình này hỗ trợ cho việc xác định rủi ro hệ thống trong danh mục đầu tư.

Việc đa dạng hóa đòi hỏi phải phân loại toàn bộ danh mục (các khoản cho vay) theo những tiêu chí khác nhau. Quá trình này buộc ngân hàng phải đưa ra được một bức tranh toàn cảnh về danh mục đầu tư và về thị trường, Quá trình này cũng khuyến khích việc thảo luận kỹ càng. Sau khi đã phân chia danh mục đầu tư thành những nhóm thích hợp thì ngân hàng sẽ có thể đánh giá mức độ đa dạng thực sự của danh mục đầu tư đó. Quá trình này hỗ trợ cho việc xác định rủi ro hệ thống trong danh mục đầu tư. chuẩn hóa để phân loại các khoản cho vay của mình (theo ngành kinh tế), nhưng cũng cần xác định xem nếu chỉ phân loại dựa trên các tiêu chí ngành kinh tế chuẩn hóa thì có đầy đủ hay không. Thông thường thì sẽ cần phải có thêm một số điều chỉnh hoặc phân đoạn nữa. Ngoài ra, trong quá trình phân loại danh mục đầu tư, người quản lý cũng thường nhận thấy rằng hệ thống thông tin của ngân hàng mình còn chưa đầy đủ và cần được nâng cấp.

Rủi ro tập trung tín dụng

Tập trung tín dụng trong một danh mục đầu tư chính là điểm yếu của người cho vay. Không gì có thể phá hỏng mọi nỗ lực và lợi ích của quản lý rủi ro tín dụng một cách nhanh chóng hơn việc tập trung quá mức vào một khoản tín dụng đơn lẻ, vào một ngành kinh tế hay một khu vực địa lý. Dù người quản lý có cố gắng đa dạng hóa danh mục cho vay của mình đến đâu thì

Một phần của tài liệu Quản lý danh mục cho vay (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)