Sự khác biệt giữa Sản phẩm dịch vụ và Sản phẩm thơng thường:

Một phần của tài liệu tài liệu Marketing Quốc Tế chương 16 (Trang 29 - 31)

Thơng thường chúng ta hiếm khi quan tâm nhiều hoặc phân tích một cách chuẩn xác về vai trị của các ngành dịch vụ trong đời sống thường ngày. Các loại hình dịch vụ thường đi song hành với các sản phẩm hửu hình, chúng cũng cĩ những vai trị rất quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế địa phương cũng như quốc tế. Các ngành dịch vụ thường được nghĩ ngay đến là những loại sản phẩm vơ hình, ảnh hưởng bởi tính chất cá nhân nhiều và hình thành theo tập quán, thĩi quen nhiều hơn là các sản phẩm thơng thường khác. Chính vì vậy mà các sản phẩm dịch vụ cũng định hình nên những kiểu thị trường rất riêng bịêt.

Các sản phẩm dịch vụ thường sử dụng những cách tiếp cận rất đặc trưng riêng cĩ của mình để làm thoả mãn khách hàng. Người ta thường ví von rằng: “Các cơng ty dịch vụ thì chẳng bao giớ cĩ sản phẩm phù hợp với các yêu cầu khách hàng, nhưng họ lại cĩ những quy trình cho những giải pháp làm hài lịng khách hàng”. Ngày nay, sự phát triển của các ngành dịch vụ được xem là cĩ tốc đơ nhanh nhất trong các lĩnh vực kinh tế của thế giới. Hơn nữa, sự đa dạng hố sản phẩm trong các ngành dịch vụ cũng luơn thay đổi, khác biệt hồn tồn với nhau trong cùng ngành.

1. Sự kết nối giữa Sản phẩm dịch vụ và Sản phẩm hữu hình

Đầu tiên phải nĩi đến đĩ là, các sản phẩm dịch vụ thường là phần bổ sung rất hữu ích cho các sản phẩm hữu hình, và ngược lại cũng thế. Thường thấy nhất là các sản phẩm cơng nghệ hay sản phẩm cần cĩ sự bảo trì, hay sản phẩm cĩ sự liên đới nhiều về con người. Chính vì vậy mà, ở một số trường hợp chủng loại sản phẩm luơn cĩ dịch vụ đi kèm thì gây một số bất tiện nếu sản phẩm đĩ được bán ra bên ngồi thị trường quốc tế.

Ví dụ, một hãng chuyên sản xuất máy tính cá nhân bán máy tính của mình ra thị trường quốc tế thì ngồi chuyện phải xây dựng đội ngũ marketing, bán hàng chuyên nghiệp thì hãng đĩ cần phải cĩ phương án tính đến việc mở các trung tâm bảo hành chuyên nghiệp tại các thị trường đĩ. Hay như một hãng chuyên kinh doanh bảo hiểm thì hãng này sẽ phải thiết lập đội ngũ chuyên viên cĩ trình độ thẩm định cả khách hàng là sản phẩm hữu hình và khách hàng là sản phẩm vơ hình (bảo hiểm nhân thọ).

Một nhà quản lý giỏi cần phải biết định hình, kết hợp, nhìn nhận những nhĩm khách hàng khác nhau để thiết lập các chuỗi cung ứng các sản phẩm dịch vụ khác nhau cho phù hợp. Thực tế là tuỳ chủng loại sản phẩm hữu hình mà sẽ nảy sinh những loại sản phẩm vơ hình (dịch vụ) đi kèm thích hợp. Sự kết nối này hiệu quả hay khơng cịn tuỳ thuộc rất nhiều ở tài quản trị, sự nhìn nhận, phối hợp của các cấp quản trị.

2. Ngành dịch vụ nĩi riêng

Khơng phải dịch vụ nào cũng đồng nhất với các sản phẩm hữu hình khác, ở một cấp độ nào đĩ thì chúng cĩ thể “chọi” nhau và trở nên thay thế cho nhau. Ví dụ, một đại lý bán xe hơi cĩ thể bán đi chiếc xe hoặc cĩ thể thực hiện hình thức cho thuê chiếc xe ấy. Hay như một cửa hiệu bán đi một sản phẩm cần cĩ sự bảo hành, thì sẽ cĩ những điều kiện để bảo hành tồn phần nhưng cũng sẽ cĩ những điều kiện buộc khách hàng phải mua thêm hoặc tự trả riêng.

Một số đặc tính riêng biệt của sản phẩm dịch vụ thể hiện khác so với sản phẩm hữu hình: - Nĩ thường được “tiêu thụ” hơn là được “sở hữu”

- Sự đánh giá hay nhìn nhận giá trị cĩ khi là sẽ được hình thành thời gian sau đĩ chứ khơng ngay hiện tại.

- Tính loại trừ hay diệt vong rất cao nếu sản phẩm đĩ khĩ đánh giá hay mức độ quan tâm khơng cĩ.

- Liên quan nhiều và gần gũi hơn đến khách hàng (hành vi tiêu dùng của khách hàng)

- Sự phân phối là trực tiếp đến người sử dụng và hình thức phân phối thay đổi mang tính tổng thể.

- Chịu tác động nhiều của yếu tố văn hố, yếu tố cá nhân.

II. Tìm hiểu vai trị của ngành dịch vụ trong nền kinh tế Mỹ:

Từ sau thời kỳ đại cách mạng cơng nghiệp, nước Mỹ được xem là biểu trưng của thế giới về sự phát triển các ngành cơng nghiệp nĩi chung. Ngày nay, các ngành dịch vụ đĩng gĩp trên 80% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ và chiếm 62,6% tổng GDP của thế giới. Trên 55% tiêu dùng cá nhân của người Mỹ đều chi vào các ngành dịch vụ (năm 2002). Rất nhiều các ngành dịch vụ của Mỹ hoạt động trên thị trường quốc tế do các cơng ty hay tập đồn lớn chi phối, hay ở các ngành cơng nghệ cao hay ở các ngành mang tính chuyên nghiệp hố tiên tiến.

Tổng giá trị xuất khẩu các ngành dịch vụ của Mỹ phát triển từ 6 tỷ USD (năm 1958) lên 290 tỷ USD (năm 2002). Trong đĩ, các cơng ty hay tập đồn hoạt động trong lĩnh vực tư vấn quản trị đĩng gĩp hơn một nửa giá trị từ các hoạt động trên thị trường quốc tế mang về. Ngồi ra, các cơng ty hay tập đồn hoạt động trong lĩnh vực quảng cáo thì khách hàng của họ là tồn cầu, cĩ mặt trên 107 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Khơng chỉ phát triển mạnh mẽ ở các hoạt động xuất khẩu các sản phẩm dịch vụ mà các hoạt động nhập khẩu của Mỹ cũng gia tăng đáng kể. Tổng giá trị nhập khẩu các sản phẩm ngành dịch vụ của Mỹ đạt 241 tỷ USD (năm 2002). Theo đĩ, sức cạnh tranh trong thị trường các sản phẩm dịch vụ quốc tế cũng sơi động lên từng ngày một. Các quốc gia như Singapore, Hong Kong, các nước Tây Âu đang đẩy nhanh việc phát triển các ngành ngân hàng, bảo hiểm, quảng cáo… nhằm cạnh tranh

và giành bớt thị phần của Mỹ. Ngành cơng nghiệp phần mềm của Mỹ cũng bị cạnh tranh khốc liệt bởi các quốc gia mới nổi lên như Ấn Độ, Trung Quốc, các nước châu Âu khác.

Một phần của tài liệu tài liệu Marketing Quốc Tế chương 16 (Trang 29 - 31)