XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CTR ĐÔ THỊ TẠI THAØNH PHỐ PHAN RANG – THÁP CHAØM

Một phần của tài liệu khảo sát hệ thống thu gom rác thải sinh hoạt và đề xuất giải pháp phân loại tại nguồn tại tp phan rang tháp chàm tỉnh ninh thuận (Trang 71 - 74)

THAØNH PHỐ PHAN RANG – THÁP CHAØM

5.1 ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN LOẠI RÁC THẢI TẠI NGUỒN Ở TP. PHAN RANG – THÁP CHAØM. TP. PHAN RANG – THÁP CHAØM.

Công đoạn phân loại rác tại nguồn là công việc hết sức cần thiết vì nó không những tiết kiệm được nguyên vật liệu (đối với các loại CTR có thể tái sinh được) mà còn giảm chi phí xử lý, nâng cao hiệu quả xử lý. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn (PLCTRSHTN) hầu như chưa thực hiện được mà nguyên nhân chính là do kinh phí của nhà nước còn eo hẹp và do ý thức của người dân chưa cao. Dẫu sao, đây cũng là biện pháp cần thiết, chắc chắn sẽ được thực hiện trong tương lai nên tác giả đề xuất việc PLCTRSHTN trên địa bàn Thành phố Phan Rang – Tháp Chàm như sau :

Các hộ gia đình sẽ được hỗ trợ dụng cụ phân loại rác thời gian đầu gồm: 3 túi nilon/ ngày và 3 thùng rác với 3 màu đen, vàng và xanh.

- Thùng màu xanh đựng chất thải hữu cơ dễ phân huỷ như rau quả, thực phẩm.

- Thùng màu vàng đựng rác tái chế như kim loại, nắp lọ, thuỷ tinh, … - Thùng màu đen đựng các loại rác như xà bần, tro gạch, sành sứ, …

Bảng 5.1: Danh mục các loại rác cần phân loại

Phân loại Ghi chú

STT Rác hữu cơ dễ phân huỷ (thùng màu xanh) Rác tái chế (thùng màu vàng) Các loại rác khác ( màu đen)

1 Rau quả Kim loại Tro, gạch

2 Thực phẩm Nắp lọ Sành sứ

3 Lá cây Thuỷ tinh Vải, hàng dệt

4 Sản phẩm nông nghiệp Nilon Gỗ 5 Các chất hữu cơ khác Giấy Thạch cao

Đối với các cơ sở sản xuất tự trang bị các thùng thì đánh dấu màu theo quy định hoặc dùng các loại bịch nilon có màu như các loại thùng trên, còn trường học, bệnh viện, chợ, nơi công cộng tất cả đều được đặt ba loại thùng rác có màu sắc khác nhau tại mỗi điểm.

Tuy nhiên, trong thực tế việc này không đơn giản vì ở Việt Nam nhân dân ta không có tập quán, thói quen phân loại RTSH. Trong khi đó ở nhiều nước phát triển trên thế giới việc thu gom và phân loại RTSH đã và đang là thói quen, là trật tự xã hội cộng đồng. Tại sao họ lại tạo được cho người dân và cộng đồng có ý thức và thói quen đó? Theo kinh nghiệm của các chuyên gia xã hội học và giáo dục học ở các nước phát triển thì để có thói quen thu gom và phân loại rác thải tại nguồn cho toàn xã hội, họ phải xây dựng một chương trình tuyên truyền, giáo dục và bước đầu phải trang bị thiết bị phân loại tại nguồn cho người dân. Vì vậy, tại Tp Phan Rang – Tháp Chàm muốn áp dụng chương trình phân loại rác tại nguồn đạt được hiệu quả cao thì bước đầu cần phải trang bị cho người dân thiết bị dùng

để PLRTN và tuyên truyền giáo dục để nâng cao ý thức và thói quen của người dân trong việc phân loại rác thải. Một khi người dân đã có ý thức tự nguyện cũng như thói quen về vấn đề này thì vấn đề về rác thải cũng sẽ được giải quyết.

5.1.1 Hình thức áp dụng:

- Cán bộ CTCTĐT Tp Phan Rang – Tháp Chàm phối hợp với cán bộ phường, đoàn thanh niên, trưởng khu phố tổ chức họp dân ở từng khu phố để giải thích cho người dân hiểu về những khó khăn của thành phố trong việc xử lý rác và lợi ích của việc PLRTN. Chúng ta cần giải thích từng chi tiết cho người dân hiểu:

+ Nhà nước đã làm gì cho cộng đồng: giải thích chi tiết các nỗ lực của nhà nước trong việc giảm thiểu chất thải.

+ Tại sao nhà nước cần cộng đồng: nêu ra các nguyên nhân là nhà nước bất lực trong việc PLRTN.

+ Cộng đồng có thể làm gì, giải thích làm thế nào để cộng đồng nhận thức và hỗ trợ, cải thiện việc thải bỏ chất thải bằng cách PLRTN.

- Đặc biệt, để vận động hiệu quả, người dân đầu tiên ta nên vận động là người phụ nữ trong gia đình vì họ là người nội trợ chính trong gia đình, họ có trách nhiệm về việc quyết định tính cách trẻ em trong việc vứt rác bừa bãi.

- Hướng dẫn cho người dân cách thực hiện PLRTN.

- Hỗ trợ các gia đình thùng đựng rác, túi nilon đựng rác với ký hiệu riêng. - Cử cán bộ phong trào (phụ nữ, đoàn thanh niên) đi giám sát, nhắc nhở, động viên người dân tham gia, chấp hành nghiêm chỉnh việc thu gom phân loại rác, khuyến khích người dân có ý thức và dần có thói quen về công việc này.

- Đưa vào chương trình giáo dục ở các cấp học trong trường học về vấn đề thu gom, phân loại rác thải, đặc biệt là từ lúc các em còn nhỏ (mẫu giáo, cấp I).

ngoài những bài giảng cần kết hợp thêm tranh vẽ để giúp cho các em hình dung ra được cách thức thu gom, phân loại rác thải tại gia đình và trên đường phố. Vì vậy, khi lớn lên việc giữ gìn vệ sinh, vứt rác đúng chỗ, đúng thùng phân loại không chỉ là ý thức mà là thói quen hằng ngày.

5.1.2 Tính toán chi phí thiết bị lưu trữ rác thải tại nguồn1) Chi phí đầu tư thùng rác: 1) Chi phí đầu tư thùng rác:

- Tổng số dân của Tp Phan Rang – Tháp Chàm năm 2005 là 162545 người. - Theo thống kê của CTCTĐT thì mỗi gia đình của Tp Phan Rang – Tháp Chàm là 6 người.

- Số hộ gia đình tại Tp Phan Rang – Tháp Chàm năm 2006 là 162.545 người : 6 người/hộ = 27.090 hộ.

- Nhà nước hỗ trợ ban đầu cho các hộ gia đình là hai thùng đựng rác loại 10L (gồm thùng đựng rác thực phẩm và thùng đựng các loại rác khác, còn thùng đựng rác tái chế thì các gia đình tự trang bị) và túi nilon trong vòng một năm.

Tổng chi phí đầu tư cho thùng đựng rác = tổng số thùng (thùng) * giá thành (VNĐ/thùng) = (27090 * 2) * 34.000 = 1.842.120.000 (VNĐ) (giá thành thùng chứa rác 10lit là 34.000)

Một phần của tài liệu khảo sát hệ thống thu gom rác thải sinh hoạt và đề xuất giải pháp phân loại tại nguồn tại tp phan rang tháp chàm tỉnh ninh thuận (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w