KẾ HOẠCH XỬ LÝ RÁC TRÊN ĐỊA BAØN TP PHAN RANG – THÁP CHAØM

Một phần của tài liệu khảo sát hệ thống thu gom rác thải sinh hoạt và đề xuất giải pháp phân loại tại nguồn tại tp phan rang tháp chàm tỉnh ninh thuận (Trang 82 - 87)

2) Chi phí đầu tư túi nilon

5.5 KẾ HOẠCH XỬ LÝ RÁC TRÊN ĐỊA BAØN TP PHAN RANG – THÁP CHAØM

CHAØM

Do lượng rác thải ra và thu gom được đến năm 2020 là rất lớn nên cần một diện tích đất nhiều mới có thể chôn lấp hết. Điều này gây lãng phí nguồn đất xây dựng bãi chôn lấp cũng như kinh phí đầu tư mở rộng Nhà máy xử lý rác Nam Thành để đáp ứng nhu cầu xử lý CTR vào năm 2010 và năm 2020.

Chất thải rắn đô thị có thành phần hữu cơ cao ( thực tế dễ bị phân huỷ sinh học), các công nghệ ủ và công nghệ chuyển hoá sinh học khác có thể được dùng để xử lý loại chất thải này.

Khả năng tài chính của các nhà máy chế biến phân ủ qui mô lớn phụ thụôc nhiều vào việc thiết lập thị trường dài hạn để bán sản phẩm ủ. Nếu những bao cấp từ khối công cộng lớn có thể tránh được con số có thể đưa ra được về đầu tư cơ bản cần đẻ thiết lập một nhà máy chế biến phân ủ tập trung phục vụ cho tỉnh Ninh Thuận, tuỳ thuộc vào công suất và qui trình công nghệ được tiếp nhận.

Như vậy khi qui hoạch các công trình tái chế và chế biến phân ủ từ chất thải hữu cơ cần phải có một sự đánh giá tương đối toàn diện về thị trường tiêu thụ, chi phí, các rủi ro về tài chính và kỹ thuật trước khi quyết định đầu tư. Đánh giá này phải được tiến hành đồng thời với việc thực hiện mô hình thí điểm về công nghệ ủ sinh học về phân loại chất thải tại nguồn phát sinh từ hoạt động sinh hoạt, thuơng mại và công nghiệp cũngnhư nghiên cứu và phát triển thị trường tiêu thụ.

Sự mô tả từng loại công nghệ được cung cấp ở bảng sau để các nhà qui hoạch có thể cân nhắc:

Công nghệ chuyển hoá nhiệt đốt

Ưu điểm • Giảm thể tích chất thải rắn đô thị khoảng 80 – 90% ( tức

• Không yêu cầu nhiều đất so với bãi chôn lấp, điều này rất hấp dẫn với những vùng có giá đất cao.

• Có thể là giải pháp tiêu huỷ triệt để và sạch hơn so với chôn lấp.

• Giảm được khí thải nhà kính ( khí mêtan) so với bãi chôn lấp nếu có thu hồi năng lượng.

• Hoàn được vốn đầu tư do bán nhiệt hoặc điện.

• Tạo nguồn năng lượng thay cho nhiên liệu và vì thế duy trì nguồn tài nguyên không tái tạo được và giảm phát thải khí carbonic.

Nhược điểm • Cho đến nay ở Việt Nam rất ít kinh nghiệm về sử dụng

công nghệ này.

• Chất thải rắn đô thị ở Việt Nam với độ ẩm cao không thuận lợi cho quá trình đốt.

• Chi phí đầu tư và vận hành cao đối với những nhà máy lớn.

• Yêu cầu các nhân viên có kỹ năng để bảo trì nhà máy

• Không tự có giải pháp tiêu huỷ các chất không cháy được và tro sỉ buộc phải chôn lấp ở nơi khác.

• Chôn lấp tro từ quá trình đốt đòi hỏi phải được kiểm soát nghiêm ngặt, đề phòng sự rò rỉ các chất gây ô nhiễm như các kim loại nặng.

• Có rủi ro cao liên quan tới việc hình thành các chất khi quá trình cháy diễn ra không hoàn toàn. Thí dụ như chất dioxin tạo thành do các lò đốt được thiết kế hoặc vận

hành kém.

Nếu có thu hồi năng lượng :

• Khả năng đứng vững về kinh tế phụ thuộc nhiều vào việc thiết lập, tiếp thị dài hạn cho sản phẩm nhiệt hoặc điện.

Chuyển hoá sinh học - composting

Thuận lợi • Hàm lượng chất hữu cơ trong CTR đô thị ở Việt Nam

khá cao.

• Dung tích của chất thải có thể giảm được hơn 80% (nghĩa là giảm đáng kể thể tích chất thải đưa đến bãi chôn lấp)

• So với chôn lấp yêu cầu về đất ko nhiều đối với hệ thống kín cao hơn nếu ủ có đoả trộn. Điều này rất hấp dẫn với nhữgn vùng có giá đất cao.

• Một số người cảm nhận thấy đây là giải pháp tiêu huỷ có trách nhiệm với môi trường hơn là kỹ thuật chôn lấp.

• Phân ủ có bán để thu hồi chi phí vận hành.

Những bất lợi • Cho đến nay kinh nghiệm ở Việt Nam (mới chỉ có 6 nhà máy có qui mô hoàn chỉnh được vận hành)

• Chi phí đầu tư và vận hành cao đối với nhữgn nhà máy có công suất lớn.

• Chất không cháy được và tro sỉ – chất trơ buộc phải chôn lấp ở nơi khác.

• Chất thải đô thị chứa các kim loại nặng và vi trùng gây bệnh ở các mức khác nhau. Những chất gây ô nhiễm này hạn chế việc áp dụng phân ủ nếu lẫn váo rác không được phân loại.

• Cả kỹ thuật vận hành và công ngệ ủ đều phải đảm bảo bảo vệ được môi trường sống và sức khoẻ cộng đồng.

 Khả năng đứng vững về kinh tế phụ thuộc nhiều vào:

 Khả năng sản xuất được những sản phẩm có chất lượng cao, ít chưa chất gây ô nhiễm.

 Thiết lập được thị trường tiêu thụ dài hạn cho sản phẩm ủ và

 Khả năng bán được sản phẩm ủ nếu không có tuận lợi ở mức gái có thể trang trải được chi phí sản xuất (nghĩa là tổng chi phí nhỏ hơn doanh thu) không nhiều hơn so với chi phí đơn vị để xử lý/tiêu huỷ theo các phương án công nghệ khác.

• Có thể gây mùi và tạo ra nước rỉ rác, các vấn đề về côn trùng và các loài gặm nhấm nếu hệ thống được thiết kế và vận hành không phù hợp, đặc biệt với công nghệ ủ đảo trộn.

Chôn lấp hợp vệ sinh

Ưu điểm • Có thể chấp nhận hầu hết các loại chất thải

• Quá trình xử lý đơn giản, yêu cầu kỹ năng người vận hành không cao.

• Các yêu cầu về vận hành và bảo trì khá thấp.

• Chi phí đầu tư và vận hành thấp hơn so với công nghệ đốt và chuyển háo sinh học.

công trình phát triển dài hạn.

• Yêu cầu khoanûg cách vùng đệm khá lớn do mục đích sử dụng đất nhạy cảm.

• Nếu vận hành kém có thể gây ra các tác động đến môi trường và cộng đồng dân cư xung quanh.

CHƯƠNG 6:

Một phần của tài liệu khảo sát hệ thống thu gom rác thải sinh hoạt và đề xuất giải pháp phân loại tại nguồn tại tp phan rang tháp chàm tỉnh ninh thuận (Trang 82 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w