Tổng quan về PLRTTN và một số dự án PLRTTN ở Việt Nam 1 Tình hình PLRTTN ở TP.Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu khảo sát hệ thống thu gom rác thải sinh hoạt và đề xuất giải pháp phân loại tại nguồn tại tp phan rang tháp chàm tỉnh ninh thuận (Trang 41 - 43)

c) Sự phát sinh ruồi nhặng

2.7Tổng quan về PLRTTN và một số dự án PLRTTN ở Việt Nam 1 Tình hình PLRTTN ở TP.Hồ Chí Minh

2.7.1 Tình hình PLRTTN ở TP.Hồ Chí Minh

Hiện nay, TP.HCM đang trong giai đoạn triển khai thử nghiệm chương trình phân loại rác thải tại nguồn. Đây là một trong những chương trình trọng điểm mà thành phố đề ra nhằm cải thiện môi trường sống. Với ý nghĩa thiết thực, sắp tới đây, chương trình phân loại rác thải tại nguồn sẽ được triển khai đại trà khắp các quận huyện.

Theo thống kê của Sở Tài nguyên môi trường TP. HCM, năm 2006, mỗi ngày toàn thành phố thải ra khoảng 6000 tấn rác. Tuy nhiên lâu nay do không thực hiện được khâu phân loại rác nên tất cả rác là chất thải rắn, chất thải hữu cơ đều được thực hiện chung một biện pháp xử lý duy nhất là đem chôn tất cả xuống đất.

Tuy nhiên, chôn lấp rác hiện nay được xem là một phương pháp xử lý lạc hậu, lãng phí và tốn kém. Và là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi

trường sinh thái, môi trường nước ngầm và nhất là môi trường không khí. Ngoài ra nó còn tốn một quĩ đất rất lớn mà có thể sử dụng vào mục đích khác.

Theo thông tin từ Phòng quản lý chất thải rắn thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, vừa qua TP. HCM đã đưa ra dự án phân loại rác thải tại nguồn. Thời gian đầu tiên, chương trình sẽ được triển khai ở một số quận huyện nội thành như quận 1, 4, 5, 6, 10 và huyện Củ Chi. Từ ngày 11/3/2006, quận 6 đã chính thức tổ chức phát động chương trình phân loại rác tại nhà dân. Đến nay, quận 6 đã triển khai phân loại chất thải rắn tại nguồn ở 7/14 phường của quận. Từ năm 2007, chương trình phân loại rác thải tại nguồn sẽ tiếp tục triển khai ở các quận còn lại. Tư ønăm 2008, chương trình sẽ được triển khai rộng ở tất cả các quận, huyện trên toàn thành phố.

Để thực hiện chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn đạt kết quả cao, rất can sự phối hợp từ người dân đến lực lượng thu gom rác. Tại quận 6, các hộ gia đình sẽ được hỗ trợ công cụ phân laọi rác trong thời gian 6 tháng gồm: 2 túi nilon/ ngày và 2 thùng rác với hai màu xàm và xanh, trong đó thùng màu xám sẽ đựng các loại rác có thể tái chế được như chai lọ nhựa, thuỷ tinh, nhôm,… Thùng màu xanh đựng các loại rác hữu cơ như thức ăn thừa, thực phẩm sống, xác côn trùng.

Đối với hệ thống thu gom rác , UBND quận 6 đã hợp đồng với các nghiệp đoàn thu gom rác dân lập trên đại bàn cải tiến lại toàn bộ hệ thống xe vận chuyển rác. Mỗi xe ngăn thành 2 hộc riêng biệt. Sau khi thu gom rác từ nhà dân, rác được tập trung về các trạm rác. Tại đây rác tiếp tục được phân loại, phần chất thải rắn có thể tái chế được thì bán cho các cơ sở tái chế, những loại rác khác được chuyển về bãi chôn lấp và bán cho các nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ. Phía quận 6 cũng đã thực hiện các buổi tập huấn cho các lực lượng chủ lực của phường như tổ trưởng dân phố và người dân ở từng khu phố. Tuy nhiên qua một thời gian triển khai, theo đánh giá của UBND quận 6 thì ý thức tự giác của người

dân chưa cao. Do đó, công tác nâng cao ý thức người dân trong phân lọai rác là rất quan trọng. Theo nhận xét của Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM, nếu chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn được thực hiện tốt thì thời gian tới, lượng rác của TP.HCM can chôn lấp sẽ giảm đi rất nhiều. Điều này không chỉ góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường nói chung mà còn mang lại lợi ích thiết thực cho chính cuộc sống của người dân thành phố.

Một phần của tài liệu khảo sát hệ thống thu gom rác thải sinh hoạt và đề xuất giải pháp phân loại tại nguồn tại tp phan rang tháp chàm tỉnh ninh thuận (Trang 41 - 43)