HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI TP PHAN RANG – THÁP CHAØM
3.2.2.2 Qui trình sản xuất phân compost tại nhà máy
Chất thải rắn sau khi được thu gom từ các hộ gia đình sẽ được xe vận chuyển đến nhà máy, sau khi xác định trọng lượng được đưa vào nhà tiếp nhận. Tại nay, các công nhân tiến hành phun chế phẩm vi sinh khử mùi.
Tại nhà tiếp nhận, rác thải được đưa vào băng chuyền dẫn sang nhà tách lựa và được phân loại sơ bộ một lần bằng tay. Công nhân đứng dọc hai bên băng chuyền tiến hành tách bỏ các vật thể có kích thước lớn như vỏ xe, cành cây,…
Sau đó CTR tiếp tục theo băng chuyền đi vào máy nghiền, để xé các túi nilon, bao bì đựng rác và nghiền sơ bộ các vật liệu rác còn lịa có kích thước tương đối lớn. Tiếp theo, CTR được phun vi sinh khử mùi và tiến hành phân loại bằng tay lần hai để loại bỏ những vật thể vô cơ có kích thước nhỏ công nhân có thể nhặt được qua băng chuyền.
Sau giai đoạn phân loại lần hai, CTR đã tương đối đồng nhất. Vật thể rắn không tái sinh được như gạch, đá, xà bần… sẽ được tập trung vào bãi chôn lấp hợp vệ sinh.
Sau đó tất cả các loại rác thải hưũ cơ đã được phân loại được vận chuyển đến bể ủ hiếu khí bằng xe chuyên dụng. Dưới
Ủ sinh học làm phân bón
Thiêu đốt Các kỹ thuật mới khác
đáy sàn ủ có hệ thống phân phối khí, cung cấp oxi cho vi sinh vật hiếu khí sử dụng trong quá trình phân hủy chất hữu cơ. Sau khi kiểm tra các thông số như mật độ vi sinh, đọ ẩm, tỷ lệ C/N, .. đạt hoàn toàn trong thành phần rác thải, chúng sẽ được tạo thành luống trên diện tích bề ủ, phủ lớp than bùn, bơm khí lên men. Qúa trình ủ sẽ được thực hiện trong khoảng thời gian từ 25 – 30 ngày. Trong quá trình ủ, tiến hành đảo trộn định kỳ bằng xe chuyên dụng, kiểm tra và hiệu chỉnh
Hệ thống tạo viên
nhiệt độ, độ ẩm thích hợp. Nước rỉ rác phát sinh trong quá trình ủ được qui tụ về hố thu gom trong hệ thống nhà ủ và sử dụng hồi ẩm trong thời gian vài ngày sau đó.
Chất thải rắn sau khi được ủ hiếu khí được mang đi ủ chín khoảng 10 ngày cho đến khi chín hoàn toàn. Trong quá trình ủ chín, quá trình đảo trộn vẫn được thực hiện.
Tiếp theo, chất thải rắn hữu cơ theo hệ thống băng chuyền tới xưởng sản xuất mùn tinh. Tại đây, chất thải rắn sẽ được nghiền, sàng để tách phần phế thải và compost. Phần phế thải được tái sử dụng hoặc đưa đi chôn lấp, phần compost sẽ được đưa qua xưởng 4 để sản xuất phân vi sinh. Tại đây các chất phụ gia, vi sinh vật đẳng chủng kháng bệnh được thêm vào tuỳ theo mục đích tạo ra sản phẩm.
Tiếp theo, mùn tinh được chuyền đến máy se viên nhằm làm tăng khối lượng riêng của mùn, tạo điều kiện cho quá trình bón phân sau này được dễ dàng hơn. Cuối công đoạn này, độ ẩm của mùn tinh còn tương đối cao nên được chuyển đến hệ thống sấy hoặc sân phơi nhằm làm cho độ ẩm giảm đến tiêu chuẩn cho phép. Mùn tinh sau khi qua máy sấy được chuyển đến hệ thống đóng bao cho ra thành phẩm.
Hình 3.4. Sơ đồ công nghệ xử lý rác thải - chế biến phân bón hữu cơ vi sinh tại công ty Nam Thành
(Công ty Nam Thành, 2006) Rác thải đô thị Nhà tiếp nhận Phân loại rác lần 1 Nghiền, xé rác Phân loại rác lần 2 Hầm ủ Bãi ủ chính Sản xuất mùn tinh
Phối trộn tạo viên sấy
Thành phẩm nhập kho
Sản xuất bao pp + pe Xử lý nilon, sản
xuất phôi nhựa Nilon Nilon Loại bỏ cát, xà bần , thuỷ tinh, thu sắt Vi sinh khử mùi
Phun vi sinh phân huỷ
Vi sinh khử mùi
Phi hữu cơ
Tiêu huỷ, chôn lấp