Những tác động tiêu cực

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động ảnh hưởng của hàng rào kỹ thuật thương mại (TBT) Nhật Bản đối với xuất khẩu hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam và giải pháp khắc phục.pdf (Trang 26 - 27)

- Quy định về đồ gỗ nội thất:

1.2.2. Những tác động tiêu cực

Thứ nhất, bên cạnh những tác động tích cực của các rào cản kỹ thuật thì việc đ−a ra các tiêu chuẩn kỹ thuật đôi khi lại đ−ợc thực hiện với mục đích khác, đó là "biện pháp phòng ngừa" - bảo hộ đối với hàng nhập khẩu cao hơn tiêu chuẩn quốc tế cho phép mà không mâu thuẫn với Hiệp định TBT nhằm tạo nên những rào cản th−ơng mại đối với hàng hoá của các n−ớc đang và kém phát triển.

Thứ hai, việc đ−a ra những tiêu chuẩn kỹ thuật của Nhật Bản đối với hàng nông, lâm, thuỷ sản nhằm hạn chế khả năng xuất khẩu của các doanh nghiệp sang thị tr−ờng Nhật Bản, bởi vì những quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật sẽ góp phần bảo hộ cho các doanh nghiệp tại Nhật Bản tránh phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các n−ớc xuất khẩu.

Thứ ba, việc đ−a ra các rào cản kỹ thuật sẽ cản trở khả năng tiếp cận thị tr−ờng của các doanh nghiệp. Thông th−ờng, khi Nhật Bản đ−a ra các quy định về chất l−ợng, yêu cầu về nhãn mác, vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi tr−ờng ở mức cao thì sẽ cản trở khả năng tiếp cận thị tr−ờng của n−ớc xuất khẩu. Bắt đầu từ năm 2003, với −u thế giá rẻ, l−ợng rau sản xuất tại Trung Quốc nhập khẩu vào Nhật đã tăng rất mạnh. Rau nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm 60% tổng l−ợng rau nhập khẩu từ các n−ớc của Nhật Bản. Tuy nhiên, vào năm 2006, do phát hiện d− l−ợng hóa chất trong rau từ Trung Quốc vi phạm Luật an toàn vệ sinh thực phẩm Nhật Bản nên Nhật Bản đã áp dụng qui chế chặt chẽ hơn. Do đó, từ sau thời điểm này, l−ợng nhập khẩu nhiều loại rau từ Trung Quốc bắt đầu giảm xuống.

Tóm lại, việc đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật của Nhật Bản có thể đ−ợc phân thành các yếu tố liên quan đến doanh nghiệp và các yếu tố liên quan đến quốc gia. Các yếu tố liên quan đến doanh nghiệp bao gồm nhà sản xuất, nhà xuất khẩu và quy mô của doanh nghiệp, kinh nghiệm và thái độ của nhân viên về các tiêu chuẩn kỹ thuật. Doanh nghiệp càng lớn thì khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn của Nhật Bản càng cao. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp vốn đã có sẵn các tiêu chuẩn của mình có thể đáp ứng nhanh chóng các tiêu chuẩn của Nhật Bản hơn các doanh nghiệp khác. Các yếu tố quốc gia nh− những hỗ trợ về mua thiết bị kiểm tra và tổ chức đào tạo cán bộ cũng rất quan trọng trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn của Nhật Bản nhằm tăng c−ờng khả năng xuất khẩu hàng nông, lâm, thuỷ sản sang thị tr−ờng khó tính này.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động ảnh hưởng của hàng rào kỹ thuật thương mại (TBT) Nhật Bản đối với xuất khẩu hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam và giải pháp khắc phục.pdf (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)