Những kết quả đạt đ−ợc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động ảnh hưởng của hàng rào kỹ thuật thương mại (TBT) Nhật Bản đối với xuất khẩu hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam và giải pháp khắc phục.pdf (Trang 59 - 60)

- Sản phẩm trồng trọt

2004 2005 2006 2006/2005 Tổng KNNK lâm sản Trong đó: 9.826 9.265 10.032 8,

2.3.1. Những kết quả đạt đ−ợc

Thứ nhất, các cơ quan chức năng và doanh nghiệp Việt Nam ngày càng quan tâm đến các tiêu chuẩn kỹ thuật của thị tr−ờng Nhật Bản. Nhiều doanh nghiệp đã có nhiều đổi mới về công nghệ nuôi trồng và chế biến, quản lý chất l−ợng, vệ sinh an toàn thực phẩm, do vậy, đã gặt hái đ−ợc những kết quả đáng kể nhờ nỗ lực đáp ứng đ−ợc các tiêu chuẩn kỹ thuật của thị tr−ờng này.

Thứ hai, Nhà n−ớc và các cơ quan có liên quan đã giám sát chặt chẽ việc thực hiện các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với hàng nông, lâm, thuỷ sản xuất khẩu sang thị tr−ờng Nhật Bản để có những giải pháp điều chỉnh kịp thời, hạn chế đ−ợc những tổn thất cho Nhà n−ớc và doanh nghiệp. Chẳng hạn, tr−ớc nguy cơ mất thị tr−ờng xuất khẩu sản phẩm thủy hải sản sang thị tr−ờng Nhật Bản, do n−ớc này liên tục phát hiện hàng của Việt Nam nhiễm kháng sinh và hóa chất cấm, VASEP đã khoanh vùng và tăng c−ờng giám sát 100% từ khâu nuôi trồng đến vận chuyển và bảo quản. Đi đôi với việc khoanh vùng giám sát, Bộ Thuỷ sản (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã ra Quyết định 06/2007QĐ- BTS (Quyết định này có hiệu lực từ 26/7/2007) về việc áp dụng những biện pháp cấp bách kiểm soát d− l−ợng hoá chất, kháng sinh cấm trong thuỷ sản xuất khẩu vào Nhật Bản.

Thứ ba, hệ thống các điểm hỏi đáp về hàng rào kỹ thuật th−ơng mại đã đ−ợc thành lập tại các địa ph−ơng, cung cấp thông tin th−ờng xuyên cho các doanh nghiệp về các cảnh báo của thị tr−ờng nhập khẩu đối với những lô hàng xuất khẩu của doanh nghiệp. Công tác quản lý chất l−ợng, an toàn vệ sinh thực phẩm đ−ợc duy trì t−ơng đối th−ờng xuyên, giải quyết kịp thời các rào cản của thị tr−ờng nhập khẩu...

Thứ t, nhìn chung, hệ thống các văn bản, quy phạm pháp luật, các tiêu chuẩn, quy định của Việt Nam đã và đang đ−ợc thay đổi theo h−ớng phù hợp với những quy định chung của quốc tế, khu vực và đặc biệt là các thị tr−ờng nhập khẩu chủ yếu, trong đó có Nhật Bản. Theo Trung tâm Tiêu chuẩn Chất l−ợng Việt Nam, đến nay, hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam (Tiêu chuẩn Việt Nam) liên quan đến nông nghiệp, nông sản và thực phẩm gồm có 799 tiêu chuẩn, trong đó có 409 tiêu chuẩn tự nghiên cứu và 390 tiêu chuẩn chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế và n−ớc ngoài, bao gồm nhiều vấn đề về yêu cầu kỹ thuật, ghi nhãn mác, bao gói, vận chuyển, bảo quản.

Thứ năm, việc kiểm soát d− l−ợng hoá chất độc hại đã đ−ợc thực hiện với nhiều loại nông, thủy sản xuất khẩu, đặc biệt là ở các vùng nuôi trồng tập trung. Nhiều doanh nghiệp đã tìm biện pháp tháo gỡ nhằm ổn định việc xuất khẩu thủy sản theo h−ớng bền vững. Công ty AGIFISH (An Giang) thực hiện mô hình nuôi cá tra, cá ba sa sạch trên 20 ha ở An Trạch Trung, Chợ Mới. Công ty Cổ phần chế biến thủy sản xuất khẩu Việt An đầu t− xây dựng vùng nuôi cá nguyên liệu sạch và dành 300.000 USD xây dựng phòng thí nghiệm hiện đại chuyên kiểm nghiệm chất l−ợng sản phẩm tr−ớc khi đ−a vào chế biến xuất khẩu. Một số doanh nghiệp ở Bình Thuận bắt đầu ký hợp đồng với các chủ tàu thuyền, chủ vựa cam kết cung cấp nguyên liệu hải sản sạch, không nhiễm kháng sinh bị cấm với giá thu mua cao. Công ty TNHH Hải Thuận (Bình Thuận) tiến hành thử từng lô nguyên liệu tr−ớc khi đ−a vào chế biến, sau đó kiểm tra lại sản phẩm tr−ớc khi đ−a ra thị tr−ờng. Bằng cách này, mỗi tháng Hải Thuận xuất khẩu 60 tấn hàng bạch tuộc đông lạnh sang Nhật Bản.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động ảnh hưởng của hàng rào kỹ thuật thương mại (TBT) Nhật Bản đối với xuất khẩu hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam và giải pháp khắc phục.pdf (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)