Những tiêu chuẩn chung

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động ảnh hưởng của hàng rào kỹ thuật thương mại (TBT) Nhật Bản đối với xuất khẩu hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam và giải pháp khắc phục.pdf (Trang 117 - 119)

V. Dỡ bỏ lệnh cấm kinh doanh, nhập khẩu

1.1.2.1.Những tiêu chuẩn chung

Tổng quan về hàng rào kỹ thuật th−ơng mại Nhật Bản đối với hàng nông, lâm, thuỷ sản nhập khẩu

1.1.2.1.Những tiêu chuẩn chung

* Tiêu chuẩn của Nhật Bản về vệ sinh an toàn thực phẩm

Các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm tập trung trong Luật vệ sinh an toàn thực phẩm của Nhật Bản ra đời năm 1947, đ−ợc sửa đổi, bổ sung lần gần đây nhất là năm 2005 và có hiệu lực thực thi năm 2006. Mục đích của Luật vệ sinh an toàn thực phẩm là ngăn chặn những thực phẩm nguy hại cho sức khoẻ ng−ời tiêu dùng.

* Tiêu chuẩn của Nhật Bản về dán nhãn sản phẩm

Việc dán nhãn mác sản phẩm phải tuân thủ quy định của Luật Đo l−ờng của Nhật Bản; Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm, Luật JAS...Ngoài ra, một số loại thực phẩm cũng phải tuân thủ những qui định trong Văn bản h−ớng dẫn (the Guidelines) và Bộ luật về cạnh tranh công bằng.

* Tiêu chuẩn của Nhật Bản về truy xuất nguồn gốc sản phẩm

Nhật Bản yêu cầu các n−ớc xuất khẩu sang Nhật Bản phải thực hiện hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm phù hợp với Nhật Bản vì n−ớc xuất xứ của sản phẩm là một trong những thông tin quan trọng giúp ng−ời tiêu dùng lựa chọn sản phẩm.

* Tiêu chuẩn của Nhật Bản về bảo vệ môi tr−ờng

Giống nh− tất cả các quốc gia khác trên thế giới, Nhật Bản rất coi trọng vấn đề môi tr−ờng. Năm 1989, Cục môi tr−ờng Nhật Bản khuyến khích ng−ời tiêu dùng sử dụng các sản phẩm không làm hại sinh thái, các sản phẩm này đ−ợc đóng dấu “E comark”. Để đ−ợc đóng dấu này, sản phẩm phải đạt ít nhất một trong các tiêu chuẩn sau: (i)Việc sử dụng sản phẩm đó không gây ô nhiễm môi tr−ờng; (ii)Việc sử dụng sản phẩm đó mang lại nhiều lợi ích cho môi tr−ờng; (iii)Chất thải sau khi

sử dụng sản phẩm đó không gây hại cho môi tr−ờng; (iv) Sản phẩm có đóng góp đáng kể vào việc bảo vệ môi tr−ờng theo bất cứ cách thức nào khác.

1.1.2.2. Tiêu chuẩn cụ thể cho từng nhóm hàng

- Đối với hàng nông sản: Luật vệ sinh an toàn thực phẩm; Luật Phòng

dịch thực vật; Luật JAS; Luật Đo l−ờng Nhật Bản.

- Đối với nhóm hàng lâm sản:

+ Với nhóm hàng thủ công mỹ nghệ và sản phẩm làng nghề: Luật chống phòng tin sai lệch; Luật thông tin chất l−ợng sản phẩm dùng trong gia đình; Luật Sở hữu trí tuệ về mẫu mã và quyền sản xuất; Luật an toàn vệ sinh thực phẩm

+ Quy định về đồ gỗ nội thất: Luật về nhãn hiệu chất l−ợng hàng hóa; Luật vệ sinh an toàn sản phẩm

- Đối với hàng thuỷ sản: Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm; Luật Kiểm

dịch; Hiệp −ớc Wasington; Luật JAS

1.2. Tác động của hàng rào kỹ thuật th−ơng mại Nhật Bản đối với hàng nông, lâm, thủy sản nhập khẩu đối với hàng nông, lâm, thủy sản nhập khẩu

1.2.1. Những tác động tích cực

- Tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp khi xâm nhập vào thị tr−ờng Nhật Bản do đáp ứng đ−ợc các tiêu chuẩn kỹ thuật.

- Việc đáp ứng đ−ợc các tiêu chuẩn kỹ thuật th−ơng mại mà Nhật Bản đ−a ra đã buộc các n−ớc xuất khẩu phải nâng cao khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn, do đó nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu.

- Việc đáp ứng đ−ợc yêu cầu của thị tr−ờng đòi hỏi cao về các tiêu chuẩn kỹ thuật nh− Nhật Bản sẽ có thể nâng cao khả năng xuất khẩu sang các thị tr−ờng khác.

1.2.2. Những tác động tiêu cực

- Các tiêu chuẩn kỹ thuật đ−ợc thực hiện với mục đích khác, đó là "biện pháp phòng ngừa" - bảo hộ đối với hàng nhập khẩu cao hơn tiêu chuẩn quốc tế cho phép mà không mâu thuẫn với Hiệp định TBT nhằm tạo nên những rào cản th−ơng mại đối với hàng hoá của các n−ớc đang và kém phát triển.

- Việc đ−a ra những tiêu chuẩn kỹ thuật của Nhật Bản đối với hàng nông, lâm, thuỷ sản nhằm hạn chế khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu vào Nhật Bản, bởi vì những quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật sẽ góp phần bảo hộ cho các doanh Nhật Bản tránh phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các n−ớc xuất khẩu và nh− vậy sẽ làm giảm sự cạnh tranh trên thị tr−ờng.

- Cản trở khả năng tiếp cận thị tr−ờng của các doanh nghiệp. Thông th−ờng, khi Nhật Bản đ−a ra các quy định về chất l−ợng, yêu cầu về nhãn mác, vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi tr−ờng ở mức cao thì sẽ cản trở khả năng tiếp cận thị tr−ờng của n−ớc xuất khẩu, đặt ra thách thức đối với các n−ớc đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động ảnh hưởng của hàng rào kỹ thuật thương mại (TBT) Nhật Bản đối với xuất khẩu hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam và giải pháp khắc phục.pdf (Trang 117 - 119)