Định hướng thu hút FPI của Việt Nam trong thời gian tới:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cán cân vốn Việt Nam (FDI, FPI, ODA, vay thương mại, vay ngân hàng).pdf (Trang 44 - 45)

5. Các giải pháp nhằm thu hút FPI ở Việt Nam:

5.1 Định hướng thu hút FPI của Việt Nam trong thời gian tới:

Các nhà quản lý đều đồng ý rằng, Việt Nam hiện vẫn đang có tiềm năng rất lớn trong việc thu hút đầu tư gián tiếp. Hiện nay, Việt Nam vẫn là một điểm đến hấp dẫn

đối với những nhà đầu tư nước ngoài. Đặc biệt, trong giai đoạn 2006-2010, Việt Nam cần một lượng vốn lớn để phát triển, lên tới 140-150 tỷ USD, trong đó 30% lượng vốn

được xác định thu hút từ bên ngoài. Thực tế, Chính phủ đã thực hiện hàng loạt giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư để thu hút các nguồn vốn, trong đó có FPI. Nhiều giải pháp đột phá đã được thực hiện từ 2002, nhưđẩy mạnh cải cách hành chính, thúc đẩy và nâng cao hiệu quả tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán, tăng tỷ lệ nắm giữ cổ phần của nhà đầu tư

nước ngoài ở cả công ty niêm yết lẫn công ty chưa niêm yết. Đặc biệt với việc ban hành Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp và Luật Chứng khoán với nhiều quy định thông thoáng hơn, bình đẳng hơn giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Những chính sách này thực sự đã làm cho môi trường đầu tư Việt Nam trở nên thân thiện hơn đối trong con mắt những nhà đầu tư quốc tế.

Trong 10 năm cuối trước khi trở thành 1 nước công nghiệp hiện đại vào năm 2020, lượng vốn cần để phát triển được xác định là nhiều hơn nữa. Vì vậy trong thời gian tới, bên cạnh thu hút FDI, Việt Nam muốn đẩy mạnh hơn nữa việc thu hút FPI, khuyến khích các nhà đầu tư đầu tư dài hạn hơn là ngắn hạn, nhằm tạo nguồn vốn dồi dào phục vụ cho sự phát triển.

Nhóm 02 – MFB03 Trang 45 Tuy nhiên, do tính hai mặt của FPI, đồng thời với việc gia tăng lượng vốn đầu tư

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cán cân vốn Việt Nam (FDI, FPI, ODA, vay thương mại, vay ngân hàng).pdf (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)