Thực trạng vay thương mại của Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cán cân vốn Việt Nam (FDI, FPI, ODA, vay thương mại, vay ngân hàng).pdf (Trang 79 - 81)

Nguồn: Bản tin nợ số 5 về nợ nước ngoài của Việt Nam của Bộ Tài Chính

Qua số liệu và biểu đồ chúng ta có thể thấy rõ vay thương mại qua 5 năm vẫn giữ múc ổn định dao động trong khoảng 20% tổng nợ nước ngoài. Nhu cầu vay thương mại của VN ổn định và không thay đổi nhiều qua các năm. Do một phần sự quản lý chặt chẽ vay nợ nước ngoài của chính phủ trong đó các doanh nghiệp, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước muốn vay nước ngoài phải được cơ quan đại diện vốn chủ sở

hưu trong doanh nghiệp phê duyệt phương án huy động vốn vay. Đó là một trong những nội dung trong dự thảo nghịđịnh về quản lý vay trả nợ nước ngoài không có bảo lãnh Chính phủ vừa được Ngân hàng Nhà nước lấy ý kiến. Ngoài ra, kim ngạch vay phải được Bộ Tài chính đồng ý và xác nhận nằm trong giới hạn an toàn nợ nước ngoài của quốc gia, phù hợp với quy định hiện hành.

Nhóm 02 – MFB03 Trang 80 Tổng Nợ Nước Ngoài Của Chính Phủ và được Chính Phủ bảo lãnh theo điều kiện tín

dụng Vay ODA Vay ưu đãi Vay thương mại Tng n nước ngoài CP 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2005 2006 2007 2008 2009

Vay thương mại Vay ưu đãi Vay ODA

Lấy năm 2009 làm ví dụ minh họa. Ta có thể thấy Vay thương mại < 1/5 trong tổng nợ.

Một điểm mới trong dự thảo nghịđịnh là bổ sung VND vào danh sách các đồng tiền được phép vay từ nước ngoài. Hiện các văn bản hiện hành không quy định vềđồng tiền vay nước ngoài nhưng theo ban soạn thảo, thời gian qua đã có một số doanh nghiệp đề nghị được vay nước ngoài bằng VND nhằm tránh rủi ro tỉ giá và sức ép mua ngoại tệ trả nợ khi thị trường ngoại hối căng thẳng. Trong thời gian tới Ngân hàng Nhà nước sẽ quy định điều kiện cụ thể đối với việc vay nước ngoài bằng VND trong từng thời kỳđể có cơ sở xem xét và giải quyết các nhu cầu hợp lý của doanh nghiệp.

Nhóm 02 – MFB03 Trang 81

Chương 6: VAY NGÂN HÀNG

1. Khái nim:

Vay ngân hàng là một giao dịch về tài sản giữa bên cho vay ngân hàng và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp, các chủ thể khác), trong đó bên cho vay ngân hàng chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận, bên

đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán.

Vay ngân hàng nước ngoài thì ngân hàng trong trương hợp này là của nước ngoài đối với người đi vay.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cán cân vốn Việt Nam (FDI, FPI, ODA, vay thương mại, vay ngân hàng).pdf (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)