Thực trạng vay ngân hàng nước ngoài của Việt Nam:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cán cân vốn Việt Nam (FDI, FPI, ODA, vay thương mại, vay ngân hàng).pdf (Trang 81 - 92)

4.1 Tình hình chung:

Theo số liệu nợ nước ngoài những năm gần đây, nợ vay ngân hàng có xu hướng tăng dần qua các năm, cụ thể như sau:

Nhóm 02 – MFB03 Trang 82

Năm 2006 2007 2008 2008 30/6/2010 Tng nợ 15641.33 19252.55 21816.51 27928.67 29200.01

Vay ngân hàng nước ngoài 516.13 1406.64 1782.27 2583.07 2540.68 T l (%) 3.30 7.31 8.17 9.25 8.70 ĐVT: Triu USD Ngun: B Tài Chính

Tổng nợ nước ngoài của chính phủ và được chính phủ bảo lãnh phân theo nhóm người cho vay và loại chủ

nợ 0 10000 20000 30000 40000 2 0 0 6 2 0 0 8 3 0 /6 /2 0 1 0 Năm N ( U S D ) Tổng nợ Vay ngân hàng nước ngoài

Nhóm 02 – MFB03 Trang 83 Cơ cấu nợ vay:

Nhóm 02 – MFB03 Trang 84 Tiếp cận vay vốn nước ngoài khó khăn ví dụ:

Những dự án lớn của EVN phần lớn đều vay vốn nước ngoài. Trong ảnh: Nhà máy Điện Cà Mau. Ảnh: C.T.VTheo dự báo của một số ngân hàng nước ngoài, từ nay

đến năm 2015, VN cần huy động nguồn vốn cho tăng trưởng khoảng 30-50 tỉ USD. Trước yêu cầu này, do nguồn lực trong nước có hạn, doanh nghiệp VN buộc phải huy

động thêm vốn trên thị trường tài chính quốc tế

Mới đây, Tập đoàn Điện lực VN (EVN) đã chính thức nhận thông báo của một số ngân hàng nước ngoài ngừng đàm phán cho vay đối với một số dự án, thậm chí hủy hợp đồng vay vốn đã ký. Nằm trong số này là các ngân hàng lớn có liên đới trực tiếp với thị trường tài chính Mỹ.

Đàm phán xong chưa chắc đã được vay Khoản vay gần 200 triệu USD cho dự

án nhiệt điện Uông Bí mở rộng 2, dù EVN đã ký hợp đồng với nhà thầu và trả tiền ứng trước 10% hợp đồng, ứng tiền mở L/C 10% nhưng vừa bị từ chối. Trước đó, dự án này nhận được một số bản chào của các ngân hàng châu Âu nhưng nay EVN khó nối lại

đàm phán vì họ “dãn” ra hết. Phó Tổng Giám đốc EVN, ông Đinh Quang Tri, cho biết ngay cả các khoản vay nhỏ, khoảng 10-20 triệu USD/gói, của chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại VN cũng khó vay vì “mẹ chết, con ốm lây”.

Nhng d án ln ca EVN phn ln đều vay vn nước ngoài. Trong nh: Nhà máy Đin Cà Mau. nh: C.T.V

Nhóm 02 – MFB03 Trang 85 Điều kiện vay vốn nước ngoài đối với VN ngày càng khó hơn. Trước đây, các ngân hàng yêu cầu tỉ lệ đầu tư của bên vay tối thiểu là 25%. Chẳng hạn, trong báo cáo tài chính của EVN, vốn đầu tư năm 2008 khoảng hơn 40.000 tỉđồng thì bản thân EVN phải có 25% mới được xem xét cho vay. Nhưng nay các ngân hàng đều không hài lòng với mức 25%, đồng thời yêu cầu doanh nghiệp phải có khả năng thanh toán nợ cao hơn trước. Dù là vay thương mại nhưng tất cả các dự án của EVN phải có bảo lãnh của Bộ

Tài chính, bất kể quy mô lớn hay nhỏ.

Ít hợp đồng lớn được ký kết. Một trong số các hợp đồng có quy mô lớn được ký kết gần đây là hợp đồng trị giá 58 triệu USD giữa Ngân hàng Standard Chartered và Tập đoàn Than Khoáng sản VN (Vinacomin). Trong đó, bản thân Standard Chartered góp 20 triệu USD, còn lại là phần hợp vốn của các ngân hàng Cathay, Malayan Berhad và một ngân hàng của Trung Quốc. Theo đánh giá của ông Ashok Sud, Tổng Giám đốc Standard Chartered tại VN, đây là một hợp đồng thành công “ngoài sự mong đợi” trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu. Bởi lẽ, ngoài giá trị hợp đồng lớn, thời hạn hợp đồng kéo dài tới 7 năm trong khi các hợp đồng vay vốn thông thường chỉ có 5 năm.

Ông Đoàn Văn Kiển, Chủ tịch HĐQT Vinacomin, cho biết lãi suất cho vay của hợp đồng trung bình khoảng 6%/năm, thấp hơn gần 2% so với lãi suất cho vay cùng thời điểm của ngân hàng trong nước. Theo ông Kiển, từ khi chuyển thành tập đoàn kinh tế, Vinacomin cần mức vốn rất lớn cho đầu tư phát triển và phải tìm vay vốn nước ngoài mới đáp ứng đủ. Tuy có quan hệ tín dụng với Standard Chartered từ 12 năm nay, nhưng khoản tín dụng lớn nhất đạt được trước đây cũng chỉ có 20 triệu USD.

Vay ngân hàng nước ngoài ở VN chẳng dễ Sự hiện diện ngày càng nhiều các ngân hàng nước ngoài tại VN đồng nghĩa với việc mở ra khả năng tiếp cận vốn ngoại dễ dàng hơn với các doanh nghiệp trong nước. Bản thân doanh nghiệp trong nước cũng muốn tiếp cận kênh này. vì là vốn nước ngoài nhưng lại được tính khoản vay trong nước, do đó vừa được hưởng giá vốn rẻ hơn mặt bằng lãi suất của ngân hàng nội, lại tránh được khoản phí khấu trừ nguồn 10% đánh vào lãi suất và không phải xin phép

Nhóm 02 – MFB03 Trang 86 Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính. Tuy nhiên, thực tế lại không thuận lợi như vậy. Các doanh nghiệp muốn vay cũng không dễ dàng đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của ngân hàng ngoại, thể hiện trong bản báo cáo tài chính và hàng loạt thủ tục trong quá trình đàm phán kéo dài 3-5 tháng cho một dự án. Ngay cả khi đã được cấp vốn, nếu báo cáo tài chính hằng năm không đạt yêu cầu, phía ngân hàng cũng không ngần ngại quyết định ngừng giải ngân.

Theo dự báo của một số ngân hàng nước ngoài, từ nay đến năm 2015, VN cần huy động nguồn vốn cho tăng trưởng khoảng 30-50 tỉ USD. Trước yêu cầu này, do nguồn lực trong nước có hạn, doanh nghiệp VN buộc phải huy động thêm vốn trên thị

Nhóm 02 – MFB03 Trang 87

Chương 7: KT LUN

Với việc xếp thứ 12 trong danh sách 25 nền kinh tế có sức hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn nhất thế giới do Bloomberg bình chọn trong năm 2010, Việt Nam tiếp tục chứng tỏ là địa chỉ hấp dẫn đối với các nhà đầu tư toàn cầu.

Nguồn: Báo cáo thường niên 2009 của NHNN; IMF Country Report No. 10/281, September 2010

Nhờ nỗ lực tăng trưởng kinh tế cũng như mở cửa thị trường, Việt Nam thu hút các nhà đầu tư trong mọi lĩnh vực, đến từ nhiều quốc gia trên thế giới với một thị

trường nội địa khá rộng và mới. Đồng thời gia nhập WTO năm 2007 là sức ép lớn, buộc Việt Nam phải đẩy mạnh quá trình tái cấu trúc, kêu gọi đầu tư. Tuy nhiên, điểm yếu đối với kinh tế Việt Nam hiện vẫn là cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực chất lượng cao.

Tuy vậy, khả năng lạm phát cao có thể là trở ngại trong ngắn hạn. Với các giải pháp kích thích tiêu dùng, nâng cao chất lượng lao động, sức hút vốn sẽ ngày một lớn hơn. Do đó cần có một chính sách quản lý cầu hướng tới kiềm chế cầu trong nước khi có thâm hụt tài khoản vãng lai nước ngoài hoặc/và khi có áp lực lạm phát. Chính sách

Nhóm 02 – MFB03 Trang 88 này bao gồm các chính sách về tiền tệ, tài khóa và thu nhập, nhưng những chính sách khác nhưổn định giá cả, thay đổi tỷ giá cũng có thể làm thay đổi thành tố tiêu dùng.

Cụ thể: chính sách khuyến khích người tiêu dùng dùng hàng nội địa thông qua chính sách tỷ giá, các chính sách cấu trúc hướng tới tăng cung để giảm khoảng cách giữa hấp thụ và sản lượng như: phân bổ nguồn lực sẵn có hiệu quả hơn; mở rộng khả

năng sản xuất của nền kinh tế.

Mặt khác khủng hoảng tài chính lan rộng toàn cầu như hiện nay, có thể nói hầu hết các doanh nghiệp Mỹ và Châu Âu sẽ giảm đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, nên việc thu hút FDI ở hai thị trường này của Việt Nam đều bị tác động đáng kể.

Đối với vay ODA và vay khác, khả năng nhận tài trợ từ bên ngoài phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như mức độ tín nhiệm quốc gia, khả năng thu hút vốn, xem xét khả

năng trả nợ, hiệu quả sử dụng vốn … cho dù lãi vay cao hay thấp. Như vậy, việc quản lý các khoản nợ nước ngoài trở thành một phần rất quan trọng của cán cân vốn. Đặc biệtlà ODA với các tính chất như mang tính ràng buộc, chính trị, khả năng gây nợ cho thế hệ sau. Trong bối cảnh nhiều quốc gia lâm vào khủng hoảng nợ công như hiện nay chúng ta không nên xem nhẹ các khoản vay ưu đãi trong thời hạn dài, chi tiêu đầu tư

công dàn trải, không hiệu quả, thường xuyên thất thoát lãng phí sẽ dẫn đến thế hệ sau này gánh nặng nợ, hoặc trước mắt là làm giảm vị thế cạnh tranh của nền kinh tế.

Luồng vốn gián tiếp đổ vào một lượng lơn trong khi cơ chế pháp lý hạn chế rủi ro và hệ thống ngân hàng chưa vững mạnh, các thị trường như chứng khoán, bất động sản….dễ bùng nổ dẫn đến vỡ nợ hàng loạt do dòng vốn FPI rất dễđảo chiều, rủi ro lớn cho nền kinh tế.

Nhóm 02 – MFB03 Trang 89

Nhp siêu tiếp tc mc cao

Nghị quyết Quốc hội đặt ra mục tiêu tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu ở mức 10% so với năm 2010, khống chế nhập siêu ở mức dưới 18% kim ngạch xuất khẩu. Theo dự báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2011 đạt khoảng 74,25 tỉ USD, tăng 10% so với năm 2010; kim ngạch nhập khẩu đạt khoảng 88,8 tỉ USD, tăng tương ứng 9% và nhập siêu năm 2011 dự kiến khoảng 14,5 tỉ USD, tăng 16% so với mức nhập siêu năm 2010 và bằng 19,6% kim ngạch xuất khẩu, cao hơn mức 17,3% của năm 2010. Như vậy, năm 2011, Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục đối mặt với tình trạng nhập siêu cao.

Xuất khẩu tăng mạnh với tổng kim ngạch ước đạt 18,8 tỷ USD (tăng 29,7% so với cùng kỳ), trong đó xuất khẩu nông sản tiếp tục đà tăng cao cả về sản lượng và giá, nhất là gạo, cà phê, cao su, hạt điều,…

Áp lc v t giá, lãi sut

Nhập siêu trong năm 2011 dự báo tiếp tục ở mức cao khoảng 14,5 tỉ USD, trong khi dự trữ ngoại hối được IMF dự báo tăng từ mức 15,3 tỉ USD (tương đương 1,9 tuần

Nhóm 02 – MFB03 Trang 90 nhập khẩu) trong năm 2010 lên 19,2 tỉ USD (2,1 tuần nhập khẩu) vào năm 2011, vẫn còn khá mỏng; các nguồn tài trợ thâm hụt như FDI giải ngân, ODA giải ngân và kiều hối được dự báo có mức tăng khá khiêm tốn. Năm 2009, cán cân thanh toán thâm hụt 8,8 tỉ USD; năm 2010, có sự cải thiện rõ rệt (theo báo cáo của Chính phủ tại cuộc họp thường kì cuối năm, cán cân thanh toán thâm hụt khoảng 4 tỉ USD, còn theo ước tính của IMF thì cán cân thanh toán thặng dư khoảng 1,2 tỉ USD trong điều kiện lỗi và sai sót bằng 0). Năm 2011, theo dự báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại báo cáo trình Chính phủ về tình hình kinh tế – xã hội năm 2010 và dự báo kế hoạch phát triển năm 2011 ngày 17/10/2010 thì dự kiến cán cân thương mại thâm hụt 9,51 tỉ USD, cán cân dịch vụ

thâm hụt 1,75 tỉ USD, thu nhập đầu tư thâm hụt 5,12 tỉ USD, chuyển tiền thặng dư 5,5 tỉ USD, và do đó, cán cân vãng lai thâm hụt gần 10,9 tỉ USD. Số thâm hụt này được bù

đắp bằng thặng dư trong cán cân vốn và tài chính 11,8 tỉ USD. Cán cân tổng thể thặng dư khoảng 500 triệu USD. Còn theo dự báo của IMF, cán cân tổng thể năm 2010 thặng dư 1,2 tỉ USD và năm 2011, thặng dư khoảng 3,9 tỉ USD trong điều kiện lỗi và sai sót bằng 0. Như vậy, so với năm 2009, cán cân thanh toán năm 2010 và 2011 có sự cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, theo ước tính, cán cân thanh toán trong năm 2010 vẫn thâm hụt khoảng 2,5 tỉ USD và năm 2011, cán cân thanh toán có thểđạt trạng thái cân bằng hoặc nếu có thặng dư cũng không quá dồi dào do phần “lỗi và sai sót” trong cán cân tài khoản vốn gây ra. Thực tế tình trạng căng thẳng trên thị trường ngoại hối và giá vàng liên tục leo thang khiến doanh nghiệp và người dân găm giữ đô la và vàng. Như vậy, việc bố trí lại danh mục đầu tư của doanh nghiệp và người dân sang các loại tài sản bằng ngoại tệ và vàng sẽ tiếp tục gây ra vấn đề “lỗi và sai sót” trong cán cân thanh toán.

Do cán cân thanh toán được cải thiện, nhưng áp lực lạm phát, yếu tố tâm lí vẫn còn, nên trong năm 2011, mặc dù nhìn chung tỉ giá sẽ bình ổn hơn, cũng không tránh khỏi một số áp lực mang tính chu kì.

Nhóm 02 – MFB03 Trang 91

Bng 1: Cán cân thanh toán 2009 – 2011

Ngun: Báo cáo thường niên 2009 ca NHNN; IMF Country Report No. 10/281, September 2010

Nhóm 02 – MFB03 Trang 92

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS Nguyễn Văn Tiến - Giáo trình tài chính Quốc Tế hiện đại (2007) 2. http://vneconomy.vn/ 3. http://www.gso.gov.vn 4. http://www.apec.com.vn 5. http://www.baocongthuong.com.vn/p0c211s214n3458/cach-nao-quan-ly-hieu- qua-von-fpi.htm 6. http://cmet.edu.vn/Detail_News.asp?id=GRU_105807130707&id_2=CAT_100 007144507&id_content=NEW_113531080503

7. Giáo trình ĐTNN và CGCN- Nguyễn Hồng Minh 8. http://www.mpi.gov.vn 9. http://data.worldbank.org/country/vietnam 10. http://vccinews.vn/?page=detail&folder=78&Id=2751 11. http://dvt.vn/20101208033711323p0c69/oda-cam-ket-tai-tro-cho-viet-nam- nam-2011-dat-79-ty-usd.htm 12. http://www.tradingeconomics.com/vietnam/indicators

13. http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=81255 14. Nguyễn Văn Tiến, Giáo trình Tài chính Quốc tế, NXB Thống kê, 2008 15. Báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình kinh tế – xã hội năm 2010

16. Nghị quyết số 51/2010/QH12 về kế hoạch phát triền kinh tế - xã hội năm 2011 của Quốc Hội

17. Tổng quan kinh tế Việt Nam năm 2010 và triển vọng năm 2011, TS. Nguyễn Hồng Nga – Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh & Nhật Trung – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cán cân vốn Việt Nam (FDI, FPI, ODA, vay thương mại, vay ngân hàng).pdf (Trang 81 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)