Quá trình lịch sử của ODA có thểđược tóm lược như sau:
Sau đại chiến thế giới thứ II các nước công nghiệp phát triển đã thoả thuận về sự
trợ giúp dưới dạng viện trợ không hoàn lại hoặc cho vay với điều kiệm ưu đãi cho các nước đang phát triển. Tổ chức tài chính quốc tế WB(Ngân hàng thế giới) đã được thành lập tại hội nghị về tài chính- tiền tệ tổ chức tháng 7 năm 1944 tại Bretton Woods( Mỹ) với mục tiêu là thúc đẩy phát triển kinh tế và tăng trưởng phúc lợi của các nước với tư
cách như là một tổ chức trung gian về tài chính, một ngân hàng thực sự với hoạt động chủ yếu là đi vay theo các điều kiện thương mại bằng cách phát hành trái phiếu để rồi cho vay tài trợđầu tư tại các nước.
Tiếp đó một sự kiện quan trọng đã diễn ra đó là tháng 12 năm 1960 tại Pari các nước đã ký thoả thuận thành lập tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển (OECD). Tổ chức này bao gồm 20 thành viên ban đầu đã đóng góp phần quan trọng nhất trong việc dung cấp ODA song phương cũng như đa phương. Trong khuôn khổ hợp tác phát triển, các nước OECD đã lập ra các uỷ ban chuyên môn trong đó có uỷ ban hỗ trợ phát triển ( DAC) nhằm giúp các nước đang phát triển phát triển kinh tế và nâng cao hiệu quảđầu tư.
Kể từ khi ra đời ODA đã trải qua các giai đoạn phát triển sau:
Trong những năm 1960 tổng khối lượng ODA tăng chậm đến những năm 1970 và 1980 viện trợ từ các nước thuộc OECD vẫn tăng liên tục. Đến giữa thập niên 80 khối lượng viện trợ đạt mức gấp đôi đầu thập niên 70. Cuối những năm 1980 đến những năm 1990 vẫn tăng nhưng với tỷ lệ thấp. Năm 1991 viện trợ phát triển chính thức đã đạt đến con số đỉnh điểm là 69 tỷ USD. Năm 1996 các nước tài trợ OECD đã dành 55,114 tỷ USD cho viện trợ bằng 0,25% tổng GDP của các nước này cũng trong năm này tỷ lệ ODA/GNP của các nước DAC chi là 0,25% so với năm 1995 viện trợ
Nhóm 02 – MFB03 Trang 53 của OECD giảm 3,768 tỷ USD . Trong những năm cuối của thế kỷ 20 và những năm
đầu thế kỷ 21 ODA có xu hướng giảm nhẹ. Riêng đối với Việt Nam kể từ khi nối lại quan hệ với các nước và tổ chức cung cấp viện trợ (1993) thì các nước viện trợ vẫn ưu tiên cho Việt Nam ngay cả khi khối lượng viện trợ trên thế giới giảm xuống.