Thị trường Nhật Bản

Một phần của tài liệu Nâng cao sức cạnh tranh cho giầy dép Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ.DOC (Trang 45 - 46)

Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu giầy dép của nước ta sang Nhật Bản đạt 113,13 triệu USD, tăng 20,71% so với năm 2005, chậm hơn so với mức tăng trưởng 32,82% của năm 2005. Sự cạnh tranh của giầy dép Trung Quốc trên thị trường Nhật Bản là nguyên nhân chính khiến kim ngạch xuất khẩu của nước ta sang Nhật Bản tăng chậm.

Cơ hội tăng kim ngạch xuất khẩu giầy dép của nước ta sang Nhật Bản còn rất lớn vì nước ta hiện mới chiếm tỷ trọng rất thấp so với kim ngạch nhập khẩu giầy dép của Nhật Bản (khoảng 4%). Để thâm nhập sâu hơn vào thị trượng này, các doanh nghiệp phải đáp ứng được những yêu cầu về chất lượng và nét độc đáo của sản phẩm, đồng thời sẵn sàng thực hiện các lô hàng nhỏ và đáp ứng nhanh yêu cầu của đối tác.

Mới đây, Hiệp hội Da giầy đã tổ chức một đoàn doanh nghiệp sang Nhật Bản để tìm kiếm cơ hội xuất khẩu. Theo một quan chức của Hiệp hội Da giầy thì khả năng tăng xuất khẩu vào thị trường này là rất cao. Trong những năm gần đây, giầy dép xuất khẩu vào Nhật tăng lên và đã khẳng định được vị trí trên thị trường này. Bộ Thương mại cho biết, hiện nay, Nhật Bản vẫn là thị trường xuất khẩu giầy dép lớn nhất của Việt Nam trong khu vực châu Á. Trong những tháng đầu năm, mức tăng trưởng xuất khẩu sang thị trường này tăng khá cao, có thời điểm như hai tháng đầu năm tăng tới 75,8%. Xuất khẩu giầy dép vào Nhật Bản đang tăng cả về thị phần và kim ngạch. Việt Nam đã vượt qua Inđônêxia vươn lên vị trí thứ 3, chỉ đứng sau Trung Quốc và Italia.

Bộ Công Thương cũng nhận định, nhu cầu nhập khẩu giầy dép của Nhật Bản vẫn trong xu hướng tăng. Do đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản sẽ tiếp tục đạt được mức tăng trưởng cao trong năm nay. Theo đánh giá của Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản, giầy dép Việt Nam có thể xuất vào Nhật với số lượng lớn là các loại giầy, dép có đế ngoài và mũ giầy bằng cao su hoặc plastic, da thuộc, hoặc da tổng hợp và mũ bằng da thuộc; dép xốp, dép quai hậu ...vv.

Tuy nhiên, thị trường Nhật Bản có những yêu cầu riêng về thiết kế, kích cỡ và phải phù hợp với thời tiết. Vì vậy, Hiệp hội da giầy đang khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư và thay đổi trong việc thiết kế giầy dép theo đúng thị hiếu của người dân Nhật Bản. Thậm chí, có thể nhập khuôn của Nhật để sản xuất cho phù hợp. Ngoài ra các nhà sản xuất cần quan tâm đến những xu hướng thời trang thay đổi theo mùa ở Nhật, theo thị hiếu của người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu Nâng cao sức cạnh tranh cho giầy dép Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ.DOC (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w