Đánh giá sức cạnh tranh của giầy dép Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu Nâng cao sức cạnh tranh cho giầy dép Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ.DOC (Trang 53)

2.4.1. Ưu điểm

2.4.1.1. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu tăng lên rõ rệt

Ngành giầy dép Việt Nam đã có một bước tiến lớn qua nhiều năm. Trên thị trường Hoa Kỳ, từ vị trí thứ 8 năm 2001, sau 8 năm Việt Nam đã vươn lên vị trí nước xuất khẩu thứ 2 về số lượng và thứ 3 về giá trị giầy dép. Kim ngạch gia tăng theo

từng năm và có xu hướng tăng mạnh trong những năm gần đây. Sau vụ kiện bán phá giá giầy mũ da của EU, sự chuyển dịch này diễn ra ngày càng mạnh mẽ.

Mức tăng cao nhất là năm 2002 với giá trị tăng hơn 70% so với năm 2001. Sở dĩ có hiện tượng đột biến này là do ảnh hưởng của Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ.

Hình 2.5. Giá trị giầy dép xuát khẩu Việt Nam sang Hoa Kỳ (triệu USD)

(Nguồn: Thông tin thương mại Việt Nam, Bộ Công Thương)

2.4.1.2. Các mặt hàng ngày càng đa dạng

Các sản phẩm về giầy dép có thể chia thành 6 nhóm chính như sau: giầy da, giầy vải, giầy nữ, giầy thể thao, dép các loại, cặp túi xách các loại. Các loại sản phẩm chủ yếu là giầy thể thao, chiếm trên 40% kim ngạch xuất khẩu giầy dép của Việt Nam sang thị trường này; giầy vải gần 20%; giầy nữ xấp xỉ 15%; dép khoảng 17% và giầy da hơn 1,5%. Các mặt hàng giầy có mũ từ da giảm mạnh (đặc biệt giầy nữ có mũ từ da), nhiều đối tác chuyển hướng đặt sản xuất giầy thể thao công nghệ cao hoặc giầy khác có mũ từ giả da nhằm tránh bị ảnh hưởng của việc áp thuế.

Mặt hàng giầy vải tăng mạnh, một phần do nhu cầu tiêu dùng gia tăng, một phần do được duy trì trở lại sau thời gian dai suy giảm (bởi các đơn hàng dự trữ hoăc tồn kho nhiều…). Để đáp ứng nhu cầu giầy vải, một số doanh nghiệp tập trung khai thác tối đa năng lực sản xuất hiện có, một số khác khôi phục trở lại các dây chuyền sản xuất đã chuyển đổi trước đây. Tuy nhiên, yêu cầu về chất lượng, mẫu mã các loại giầy vải cao hơn nhiều so với những năm trước đây, đặc biệt các loại giầy vải thời trang. Sản lượng dép sandals, dép đi trong nhà gia tăng với nhiều mẫu mã đa dạng, phong phú.

Hình 2.6. Cơ cấu các mặt hàng

(Nguồn: Thông tin thương mại Việt Nam, Bộ Công Thương)

2.4.1.3. Chất lượng hàng hóa đã được nâng cao

Giầy dép Việt Nam được đánh giá là có chất lượng tương đối tốt trên thị trường quốc tế. Người công nhân Việt Nam rất khéo tay, có tay nghề cao nên làm ra sản phẩm rất có chất lượng cao. Thông qua việc hợp tác dưới nhiều hình thức với các đối tác nước ngoài, chất lượng giầy dép Việt Nam đã có bước tiến nhảy vọt khi những sản phẩm mang nhãn hiệu nổi tiếng của các công ty hàng đầu thế giới như Nike, Reebok, Adidas, Bata, Fila... đã được sản xuất và xuất khẩu từ Việt Nam và các doanh nghiệp Việt Nam có đủ khả năng sản xuất và cung cấp cho thị trường thế giới những sản phẩm có chất lượng, đáp ứng được thị hiếu của thị trường.

Việt Nam tuy không chủ động được nguồn nguyên liệu để sản xuất giầy (kể cả da, giả da hay các chất liệu khác), song lại có ưu thế về nhân công rẻ, kỹ năng làm giầy tương đối tốt, có khả năng làm các loại giầy cao cấp, đòi hỏi tay nghề cao nên rất thích hợp cho việc sản xuất chủng loại giầy da trung và cao cấp vốn đòi hỏi sự tỉ mỉ, cầu kỳ và khéo léo của người thợ. Do đó, Việt Nam sẽ có lợi thế tương đối so với Trung Quốc và Indonesia khi gia công loại giầy da trung và cao cấp với nguồn nguyên liệu hoàn toàn do đối tác cung cấp. Ngoài ra, dây chuyền sản xuất tương đối tiên tiến, đồng bộ vì được đầu tư mới dẫn đến năng suất cao, cùng với chi phí quản lý thấp cũng góp phần khiến giá gia công của Việt Nam thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Hơn nữa, một khi các doanh nghiệp Việt Nam đã có thể sản xuất mặt hàng giầy da trung cao cấp thì đó chính là một cách thể hiện và khẳng định năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Điều này sẽ khiến doanh nghiệp dễ dàng mở rộng khách hàng thông qua sự giới thiệu của chính đối tác với các nhà nhập khẩu và bán lẻ, từ đó giành được những đơn hàng số lượng lớn với nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau.

Hiệp hội Da giầy Việt Nam xác định da giầy Việt Nam chỉ có thể cạnh tranh được với các sản phẩm nước ngoài bằng chất lượng sản phẩm giầy dép. Doanh nghiệp cần đầu tư vào các sản phẩm trung, cao cấp để nâng cao chất lượng và tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Thời gian tới, ngành sẽ tập trung vào lĩnh vực đào tạo phát triển nguồn nhân lực, trong đó đội ngũ thiết kế và marketing là khâu then chốt để vươn ra thị trường quốc tế. Đồng thời, ngành còn thành lập các trung tâm giới thiệu hàng Việt Nam ở nước ngoài nhằm quảng bá sản phẩm, nắm bắt thị hiếu khách hàng và tận dụng kênh phân phối của người Việt Nam ở đây để tạo thị trường mới.

2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân2.4.2.1. Hạn chế 2.4.2.1. Hạn chế

Mặc dù giá cả giầy dép Việt Nam có sức cạnh tranh tương đối so với các nước khác trên thị trường Hoa Kỳ nhưng do bị lệ thuộc vào nguồn nguyên nhiên liệu nhập khẩu và đơn hàng nên giá cả thường bị biến động không ổn định. Trong tháng 12/2007, do nguyên liệu bị biến động là giá xuất khẩu một số loại giầy tiếp tục giảm so với tháng 12/2006 và tháng 11/2007. Cụ thể, giá giầy tennis, giầy bóng rổ giảm 26,44% so với tháng 12/06; giảm 5,4% so với tháng 11/07 xuống 8,5 USD/đôi. Giầy thể thao mũ nguyên liệu dệt giảm 18,9% so tháng 12/06, giảm 5,4% so tháng 11/07 xuống 7,95 USD/đôi…Tính chung năm 2007, giá các loại giầy này giảm lần lượt 12,4% và 19,5%. Ngược lại, giá xăng đan tăng 12,34% lên 8 USD/đôi; giá giầy thể thao đế/mũ cao su/plastic tăng 9,6% lên 8,7 USD/đôi; giá giầy thể thao mũ da thuộc tăng 7% lên 9,18 USD/đôi... so với tháng 12/2006.

Mẫu mã nghèo nàn

Một trong những điểm yếu lớn nhất lâu nay của ngành giầy da Việt Nam vẫn là sự nghèo nàn về mẫu mã. Năm 2007, 11 gian hàng giầy Việt Nam tham gia hội chợ Duseldorf tại Đức, đã phải lép vế trước trên 200 gian hàng của người khổng lồ Trung Quốc. Mẫu giầy Việt Nam hầu như na ná nhau, giá lại cao hơn của Trung Quốc 20-30%. Tuy nhiên, giầy Việt Nam lại không phong phú về mẫu mã như sản phẩm của Đài Loan, Trung Quốc. Màu sắc giầy dép cũng phong phú hơn với những gam màu tươi sáng, nhất là giầy nữ đã bắt kịp với thời trang của những đồ dùng khác như quần áo, túi xách.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, thành công trên thị trường xuất khẩu các sản phẩm giầy dép của Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào những nhà thiết kế có khả năng luôn tạo ra các mẫu mã giầy dép hợp thời trang với khách hàng quốc tế. Trong khi giầy trong nước chỉ mãi loay hoay với ba màu da chủ đạo là nâu, đen hoặc nửa nâu nửa đen thì Trung Quốc màu sắc hết sức đa dạng. Một mẫu giầy trong nước thường chỉ có 3-4 màu, kiểu dáng chừng năm kiểu là hết. Nhưng với giầy Trung Quốc màu sắc không dưới 10 và kiểu thì phải trên số chục.

Với người tiêu dùng Hoa Kỳ với mức tiêu dùng 7 – 8 đôi giầy một năm, yếu tố giá cả và mẫu mã được đặt lên trên so với chất lượng. Sản phẩm này không đòi hỏi quá bền và sử dụng lâu dài.

Thương hiệu và uy tín sản phẩm còn yếu kém

Hội chợ Fashion First năm 2007 có 50 nước tham dự, nhưng không có Việt Nam, mặc dù Việt Nam được đánh giá là nước xuất khẩu lớn. Do da giầy Việt Nam chủ yếu là hàng gia công lại cho các hãng khác của nước ngoài, nên phải lấy tên hiệu của các hãng. Trên thị trường Hoa Kỳ, các sản phẩm giầy dép của Việt Nam đều có ghi "made in Vietnam" nhưng dòng chữ đó không tạo được ấn tượng với người tiêu dùng, bởi người tiêu dùng chỉ quan tâm đến tính cách nhãn hiệu mà họ yêu thích. Một trong những nguyên nhân khiến người tiêu dùng Hoa Kỳ không biết đến thương hiệu giầy dép Việt Nam là do các doanh nghiệp không chú trọng đến công tác xây dựng thương hiệu và chưa có chiến lược quảng bá mang tính quốc gia tại các thị trường nước ngoài. Chỉ có một số ít doanh nghiệp như Vina giầy, Bitis bước đầu có sự quan tâm đến công tác xây dựng thương hiệu.

Qua phân tích ở trên và theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế thuộc Ngân hàng Thế giới (WB) tại Hà Nội, Trung Quốc thực sự là một đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất giầy dép. Việc Trung Quốc gia nhập WTO đã càng khẳng định điều này. Hiện nay, Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới về sản xuất giầy dép với sản lượng hàng năm khoảng 6 tỷ đôi (chiếm 1/2 tổng sản lượng của cả thế giới). Như vậy cuộc cạnh tranh giữa sản phẩm giầy dép của 2 nước sẽ là cuộc cạnh tranh về chất lượng và giá cả.

Nhiều doanh nghiệp Việt Nam cũng phải thừa nhận giầy dép của Trung Quốc giá rất rẻ, mẫu mã phong phú hơn. Chi phí sản xuất cũng thấp hơn, nguồn nguyên liệu cũng được chú trọng đầu tư một cách dài hơn và bài bản hơn. Kể từ khi Trung Quốc gia nhập WTO, một số nhà máy sản xuất giầy dép của Đài Loan đặt ở Việt Nam đã ngưng hoạt động và chuyển sang xây dựng nhà xưởng sản xuất tại Trung Quốc, nhằm tận dụng quy chế tối huệ quốc khi buôn bán với các nước thành viên

WTO. Được biết, Chính phủ Trung Quốc rất chú trọng phát triển ngành chăn nuôi và công nghiệp thuộc da; mở rộng những ưu đãi về thuế cho đầu tư vào việc ứng dụng những công nghệ bảo vệ môi trường; tăng cường và hỗ trợ cho hệ thống thiết kế và trung tâm thông tin cho ngành giầy da; củng cố các hiệp hội của ngành, nhằm nâng cao hình ảnh ngành giầy da Trung Quốc trên thị trường quốc tế. Hiệp hội giầy dép của Trung Quốc đã chủ trương thu hút trực tiếp đầu tư nước ngoài trong công nghiệp giầy dép để nâng cấp công nghệ; thành lập nhiều công ty hàng đầu với những nhãn mác chất lượng cao...

2.4.2.2. Nguyên nhân

Về phương thức sản xuất

Việt Nam hiện có 4 phương thức làm hàng da giầy. Một là, gia công thuần tuý, nghĩa là, nhà máy chỉ nhận vật tư, nguyên liệu được cung cấp từ đối tác nước ngoài, không phải thanh toán tiền vật tư, nguyên liệu và sau khi dùng vật tư, nguyên liệu đó theo qui trình công nghệ đã được chọn sẵn phía nước ngoài, làm ra sản phẩm, rồi xuất giao lại cho phía đối tác nước ngoài và nhận tiền công. Hai là, mua nguyên liệu bán thành phẩm, cũng gần giống phương thức thứ nhất nhưng nhà máy phải tự mua vật tư và thanh toán tiền vật tư. Ba là, sản xuất theo doanh nghiệp gọi hiện nay là hàng FOB, có 2 phương thức khác nhau, thứ nhất là xuất hàng FOB, sản xuất cho các thương hiệu nước ngoài, tiêu thụ ở thị trường xuất khẩu và thứ hai là sản phẩm mang thương hiệu của chính doanh nghiệp đó nhưng phương thức này hiện nay thực hiện được rất ít vì thương hiệu của ta chưa đủ mạnh.

Đặc điểm nổi bật của ngành công nghiệp da giầy Việt Nam là phương thức sản xuất chủ yếu vẫn là gia công cho đối tác nước ngoài, sản xuất phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu trực tiếp còn tương đối hạn chế. Trên 80% các doanh nghiệp Việt Nam là người gia công, nhà thầu phụ cho các hãng lớn. Tuy kim ngạch xuất khẩu giầy dép của Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng nhanh, chủ yếu xuất khẩu theo hình thức gia công (chiếm trên 70% kim ngạch) nên hiệu quả thực tế rất nhỏ (25% - 30% tổng doanh thu xuất khẩu). Từ mẫu mã cho đến giá bán hoàn toàn do phía đối tác

quyết định, còn thu nhập của doanh nghiệp chủ yếu từ phí gia công sản phẩm. Vì vậy, doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn không được và không có khả năng quyết định giá bán một đôi giầy trên thị trường, không tham gia vào quá trình thương mại, không quyết định đầu vào và đầu ra cho một sản phẩm. Hầu hết các doanh nghiệp sản xuất làm gia công ở tầng thứ 2, thứ 3. Theo Hiệp hội Da giầy Việt Nam, hiện nay mỗi doanh nghiệp muốn đáp ứng nhu cầu thị trường thì phải có nhà máy lớn từ 12.000 đến 15.000 lao động và chỉ với qui mô như thế mới có thể bù đắp được chi phí quản lý, cùng một số kinh phí khác đáp ứng nhu cầu các đơn hàng lớn từ các nước nhất là thị trường Hoa Kỳ.

Nguyên liệu và máy móc

Việt Nam còn thiếu hẳn sự kiểm soát về nguồn nguyên vật liệu, không tự chủ được nguồn nguyên liệu trong nước, phụ thuộc nhiều vào vật liệu đầu vào nhập khẩu, phần lớn nguồn nguyên liệu đầu vào này lại do phía đối tác liên doanh cung cấp. Có 3 loại nguyên liệu chủ yếu để sản xuất da, giầy, là chất liệu da và giả giầy dép, các nguyên liệu phụ trợ như keo dán, chỉ khâu, nút, nhãn hiệu, cót thì đến 70% đến 80% Việt Nam phải nhập khẩu từ các nước châu Á như Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc. Tuy đế giầy, khâu nguyên phụ liệu được các doanh nghiệp Việt Nam chủ động cấu kết, nhưng chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu sản xuất của ngành nói chung.

Nhiều nguyên liệu nhập khẩu được sản xuất từ Trung Quốc, song giá cả nhập khẩu chính ngạch vẫn rất cao, do đó, các doanh nghiệp phải nhập qua nước thứ 3 (Đài Loan, Hàn Quốc). Hệ thống cung ứng trong nước hiện còn đang rất yếu. Hầu hết nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc đều qua con đường tiểu ngạch. Giá nguyên liệu trong nước còn rất cao. Nguyên liệu từ nguồn trong nước chất lượng lại kém, không đạt tiêu chuẩn quốc tế, nhiều nguyên liệu không có sẵn ở Việt Nam như thuộc da.

Theo Bộ Công Thương, mỗi năm nước ta vẫn phải nhập 6 triệu feet vuông da thuộc. Nhà máy thuộc da chưa đáp ứng được 10% nhu cầu và hiện chỉ hoạt động được 25% công suất do thiếu nguyên liệu. Hàng năm, Việt Nam chỉ có thể cung cấp

5000 tấn da bò và 100 tấn da trâu nhưng nguồn nguyên liệu nội địa không được tận dụng và giá trị xuất khẩu thấp. 60% nguồn da này được xuất sang Trung Quốc và Thái Lan, phần còn lại thì không đủ tiêu chuẩn để sản xuất sản phẩm xuất khẩu. Vì thế mỗi năm Việt Nam chi từ 170 tới 230 triệu USD để nhập da giả và từ 80 tới 100 triệu USD để nhập da từ Thái Lan, Đài Loan và Hàn Quốc.

Năm 2006 nhập khẩu da thuộc đạt 545 triệu USD với sản lượng 377 triệu Sqft (Square foot ). Từ năm 2000 ngành công nghiệp sản xuất giầy dép phải nhập khẩu từ 80 -85% nguyên phụ liệu của thế giới, qua một quá trình phát triển đến 2006, riêng sản xuất giầy thể thao với sản lượng chiếm tới 70% sản xuất thì đã chủ động được 70% nguyên liệu tại chỗ. Các nhà máy sản xuất đế, thuộc da, nhựa…. trong nước đã có thể cung ứng đầy đủ. Các doanh nghiệp chỉ phải nhập khẩu những nguyên vật liệu có hàm lượng chất xám cao như Da cao cấp của Ý và một số loại nguyên phụ liệu đặc chủng của Hàn quốc, Đài Loan. Như vậy qua 5 năm ngành đã giảm việc nhập khẩu nguyên phụ liệu từ 80% xuống còn 60%.

Máy móc thiết bị: Chủ yếu vẫn phải nhập khẩu từ các nước như Ý, Hàn quốc, Đài loan và Trung quốc. Năm 2006 tổng kim ngạch nhập khẩu máy móc thiết bị là 57 triệu USD.

Như vậy, cái gọi là sức cạnh tranh, tiềm lực mạnh của ngành da giầy thực ra đều

Một phần của tài liệu Nâng cao sức cạnh tranh cho giầy dép Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ.DOC (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w