Kết quả xuất khẩu ngành thuỷ sản Việt Nam trong những năm qua.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Mỹ.doc (Trang 27 - 32)

qua.

a. Thị trờng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam.

Có thể nói rằng từ năm 2000, mặc dù tình hình kinh tế khu vực và thế giới có nhiều khó khăn, nhng lĩnh vực xuất khẩu của nớc ta đã đạt đợc những thành tựu khích lệ. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 14,3 tỷ USD, tăng 24% (kế hoạch tăng từ 11 đến 12%), đóng góp một phần không nhỏ vào thành công đó phải kể đến lĩnh vực xuất khẩu thuỷ sản. Tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đã vợt qua ngỡng xuất khẩu 1 tỷ USD, đạt 1,4 tỉ USD, bằng 127,45% so với kế hoạch và tăng 44,38% so với năm 1999. Có đợc những thành tựu đó là do 2 yếu tố chính sau:

Sản phẩm xuất khẩu chủ lực ngày càng tăng

5 năm 1996 - 2000, ngành thuỷ sản đã thực hiện ba chơng trình phát triển ngành đợc Chính phủ phê duyệt: đóng mới, cải hoán tàu đánh bắt và tàu dịch vụ đánh bắt hải sản xa bờ, phát triển nuôi trồng thuỷ sản thời kỳ 1999 - 2000, phát triển xuất khẩu thuỷ sản đến năm 2005. Đặc biệt là trong năm 2000 ngành thuỷ sản đã có những cố gắng đẩy mạnh đầu t đi đôi với đề xuất một số chủ trơng chính sách và biện pháp mới nhằm tạo môi trờng và điều kiện thuận lợi cho ng dân, doanh nghiệp phát huy khả năng đầu t phát triển sản xuất kinh doanh; củng cố và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nớc; kết hợp phát huy nội lực với chủ động mở rộng thị trờng hộ nhập quốc tế.

Với tổng sản lợng tăng bình quân mỗi năm là 5%, riêng năm 2000 tổng sản lợng đạt 1,9 triệu tấn, nuôi trồng thuỷ sản đạt 727.140 tấn với 640.000ha, xuất khẩu 1,35 tỷ USD; giá trị xuất khẩu bình quân tăng 20%/năm, chiếm tỷ trọng 10%-11% kim ngạch xuất khẩu của cả nớc. Đây là một bớc tiến quan trọng và kết quả phấn đấu bền bỉ, liên tục của hàng chục năm qua của lao động nghề cá nớc ta trớc những khó khăn, thử thách của thời tiết khắc nghiệt và thị trờng đầy biến động. Công nghiệp chế biến thuỷ sản đang lớn mạnh với hệ thống hơn 200 Xí nghiệp đông lạnh; vùng nguyên liệu lớn đang hình thành. Hàng thuỷ sản chất lợng cao ngày càng tăng đã có mặt

trong danh sách nhóm 1 các nớc xuất khẩu thuỷ sản vào EU và ngày càng tăng: có 18 đơn vị năm 1998, 40 đơn vị năm 1999 và đến tháng 10/2000 là 50 đơn vị. Việc kiểm tra của cơ quan thực phẩm Mỹ với kết quả tốt, đã tạo uy tín, thế đứng vững vàng của hàng thuỷ sản nớc ta đối với thị trờng của nhiều nớc khác.

Trong sản xuất đã hình thành nhóm sản phẩm chủ lực cho xuất khẩu, đó là tôm sú, cá tra, cá basa, cá ngừ, bạch tuộc, nhuyễn thể 2 mảnh vỏ. Chỉ trong 5 năm qua giá xuất khẩu bình quân của sản phẩm tôm đã tăng gấp 2 lần. Hàng thuỷ sản đã có hàng trăm triệu nhãn hiệu có uy tín đợc thị trờng quốc tế công nhận. Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản ra đời đã phát huy tác dụng thúc đẩy hội nhập thị trờng chế biến xuất khẩu thuỷ sản .…

Nuôi trồng thuỷ sản trong 5 năm đã hình thành mô hình nuôi tôm thâm canh, quảng canh cải tiến và đã đợc áp dụng ở tất cả các vùng nớc ven biển. Năng suất sản phẩm chủ lực với sản lợng công nghiệp nh tôm sú, cá tra, cá basa, tôm càng đóng góp phần chủ yếu cho phát triển xuất khẩu thuỷ…

sản. Một số chính sách đầu t của ngành đã đợc ban hành: hỗ trợ sản xuất, giống, hỗ trợ tín dụng, xây dựng thuỷ lợi…

Tuy nhiên những thành tựu đã đạt đợc trong 5 năm qua 1996 - 2000 vẫn còn rất khiêm tốn so với tiềm năng, lợi thế của đất nớc, của ngành thuỷ sản. Sản phẩm xuất khẩu mới chỉ đạt đợc gần 15% tổng sản lợng. Sản xuất thuỷ sản vẫn còn đối mặt với nhiều thách thức lớn. Nuôi trồng thuỷ sản đang phát triển tự phát, yếm kém trong quy hoạch.

Quản lý Nhà nớc về thuỷ sản chuyển đổi chậm so với tình hình. Đó là những vấn đề lớn ảnh hởng đến chất lợng hàng thuỷ sản. Ngành thuỷ sản cần phải nhanh chóng tiến hành kịp thời với nhiều biện pháp, đổi mới phơng thức quản lý chất lợng hàng thuỷ sản, đổi mới quy trình công nghệ cho phù hợp với xu thế chung và nhu cầu thị trờng.

Mục tiêu hành động của thời kỳ 2001-2005 và đến 2010

Theo lời Bộ trởng Tạ Quang Ngọc Bộ trởng Bộ Thuỷ Sản năm 2003 là năm bản lề có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc thực hiện các chỉ tiêu

nhiệm vụ của kế hoạch 5 năm 2001 - 2005. Phấn đấu đạt 2,3 tỷ USD xuất khẩu thuỷ sản cho năm 2003 và tiếp tục chủ trơng dành u tiên cao nhất cho xuất khẩu; tạo nguồn hàng có chất lợng, có giá trị gia tăng và sức mạnh cạnh tranh cao để xuất khẩu; góp phần giải quyết việc làm cho xã hội và cho ng dân vùng biển, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngành thuỷ sản. Nhanh chóng rút ngắn khoảng cách phát triển kinh tế ngành thuỷ sản của đất nớc với kinh tế thuỷ sản trong khu vực. Chỉ tiêu xuất khẩu và dịch vụ thời kỳ 2001-2010 ngày càng tăng. Cụ thể năm 2001 xuất khẩu đạt 1,45 tỷ USD, năm 2003 đạt 2,3 tỷ USD, năm 2005; 3 tỷ USD, năm 2010: 5,5 tỷ USD. Phải đạt tăng trởng bình quân 25% năm trở lên. Do đó cần đáp ứng các yêu cầu:cơ cấu chế biến xuất khẩu phải chuyển dịch mạnh theo hớng gia tăng các sản phẩm thuỷ sản chế biến, chú trọng các hàm lợng công nghệ và chất xám cao. Bên cạnh đó phải quan tâm khai thác các mặt hàng chủ yếu, sử dụng nguyên liệu khai thác, nuôi trồng tại chỗ, sử dụng nhiều lao động xã hội, vùng biển, hải đảo. Đồng thời khai thác mọi nguồi có khả năng xuất khẩu (kể cả nhập khẩu thuỷ sản nguyên liệu chế biến thành phẩm xuất khẩu).

Chú trọng nâng cao giá trị gia công và chất lợng từng sản phẩm chế biến xuất khẩu; giảm xuất khẩu hàng chế biến thô, tăng tỷ trọng hàng chế biến sâu bằng công nghệ mới; giảm gia công, đẩy mạnh sản xuất hàng xuất khẩu sử dụng nguyên liệu khai thác, nuôi trồng có chất lợng cao cấp. Cải tiến hệ thống hạ tầng cơ sở nuôi trồng thuỷ sản, sử dụng giống tôm, cá có sản l- ợng, chất lợng cao và công nghệ chế biến thích hợp đi đôi với các biện pháp bảo vệ môi trờng. Cần hoàn chỉnh quy hoạch vùng nguyên liệu cho từng nhóm sản phẩm; quy trình quản lý sản xuất phải đợc tỏ chực lại khoa học, và tiết kiệm nhất; từng bớc xây dựng tiêu chuẩn chất lợng quốc gia cho các loại thuỷ hải sản xuất khẩu với nhãn hiệu sản xuất tại Việt Nam.

Sản phẩm xuất khẩu thuỷ sản phải đáp ứng đợc những yêu cầu đa dạng của thị trờng thế giới. Đặc biệt yêu cầu về chất lợng, mẫu mã hàng hoá. Mỗi hàng hoá phải hình thành đợc các thị trờng chính, chủ lực và tập trung khả năng mở rộng các thị trờng khác theo hớng đa phơng hoá, đa dạng hoá quan

hệ buôn bán; phải có đối tác cụ thể với từng loại thị trờng và từng bớc giảm dần việc xuất khẩu qua các thị trờng trung gian.

Định hớng chung là tận dụng mọi khả năng để duy trì tỷ trọng xuất khẩu hợp lý vào các thị trờng đã có ở châu á, đặc biệt là thị trờng Nhật, đẩy mạnh hơn nữa xuất khẩu trực tiếp vào các thị trờng có sức mua lớn nh: Mỹ, Tây Âu, thâm nhập tăng dần tỷ trọng xuất khẩu vào thị trờng Đông Âu, Nga, SNG và khu vực châu Phi, châu Mỹ…

Công tác thị trờng, xúc tiến thơng mại trong ngành thuỷ sản có ý nghĩa rất quan trọng, phải đợc triển khai mạnh mẽ nhằm tạo điều kiện môi trờng quốc tế thuận lợi cho xuất khẩu thuỷ sản. Tranh thủ ngoại giao, hỗ trợ ký kết các hiệp định khung, các thoả thuận và các hợp đồng dài hạn có giá trị lớn với các quốc gia, các tổ chức, quốc tế, các thị trờng lớn để tạo đầu ra ổn định và từ đó có cơ sở cho đầu t đổi mới công nghệ, nâng cao giá trị nội địa, giá trị gia tăng thuỷ hải sản xuất khẩu.

Để thực hiện mục tiêu và những yêu cầu trên, ngành thuỷ sản các tỉnh, thành có nghề cá cần có kế hoạch phối hợp với các bộ ngành khác (Bộ Thơng mại, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu t ), xác định cơ cấu hàng và dịch vụ…

xuất nhập khẩu của từng doanh nghiệp các tổng Công ty, xuất khẩu có mục tiêu, trong đó xác định cụ thể năng lực sản xuất, chính sách, mặt hàng với mức tăng trởng cụ thể và thị trờng xuất khẩu để trong một thời gian ngắn, tạo đợc các sản phẩm xuất khẩu thuỷ sản có sức cạnh tranh.

b. Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam.

Nhìn chung nhu cầu thuỷ sản thế giới ngày càng tăng trên phạm vi toàn cầu đặc biệt là thị trờng Mỹ. Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam nhìn chung đang ở trạng thái cầm chừng. Bộ thuỷ sản ớc tính, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành 4 tháng đầu năm đạt 575 triệu USD tăng hơn 2% so với cùng kỳ riêng tháng 4 tổng lợng khai thác và nuôi trồng thuỷ sản Việt Nam đạt 227.000 tấn, trị giá xuất khẩu đạt 155 triệu USD giảm 5 triệu USD so với tháng trớc so với các năm trớc, 2001, 2002, 2003 thì năm nay tăng. Bộ Thơng mại ngày 4 tháng 6 năm 2004 còn cho biết tháng 5 năm 2004 xuất khẩu thuỷ

sản ớc đạt 180 triệu USD, bằng 92,8% so với cùng kỳ năm ngoài (2003) nh vậy nâng tổng số giá trị kim ngạch xuất khẩu của thuỷ sản Việt Nam 5 tháng đầu năm sản lợng thuỷ sản đạt trên 800.000 tấn tăng 1,1% so với cùng kỳ năm 2003. Đạt 760 triệu USD bằng 102,5% so với cùng kỳ năm ngoái (tăng 2,5%). Các chuyên gia kinh tế cho rằng trong tháng 5 mặt hàng cá tra, cá basa đợc tiêu thụ mạnh tại thị trờng Hoa Kỳ và Châu Âu với mức giá xuất khẩu tăng từ 30 - 40% so với đầu năm và ngày càng mở rộng thị trờng; mặt hàng nhuyễn thể và giáp xác tiêu thụ mạnh tại thị trờng Trung Quốc; mặt hàng tôm vào thị trờng Mỹ đang ở trạng thái cầm chừng. Theo phân tích của Bộ Thuỷ sản nguyên nhân chính của thực trạng này là sự khó khăn về nguyên liệu. Do đang trái mùa, sản lợng khai thác cũng nh nuôi trồng đạt thấp, đẩy giá nguyên liệu tăng cao.Giá tôm đang cao hơn 10-20% so với cuối năm ngoái. Riêng cá tra, cá basa tăng 40%. Cuối tháng 3 năm 2004 các doanh nghiệp chế biến của An Giang, Cần Thơđã nâng giá bán buôn cá tra, cá basa xuất khẩu lên 3,6 đến 3,7 USD/kg. Tỷ trọng xuất khẩu thuỷ sản vào thị trờng Hoa Kỳ giảm, trong khi xuất khẩu vào các thị trờng Nhật Bản, Đức, Anh, Bỉ, Hàn Quốc và australia tăng. Nhng giá kim ngạch xuất khẩu vào các thị trờng mới không bù đắp đợc giá trị xuất khẩu bị giảm tại các thị trờng đã có.

c. Cơ cấu hàng xuất khẩu thuỷ sản:

Cơ cấu xuất khẩu còn hạn chế. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đặt ra mục tiêu tăng kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2001 - 2010 bình quân từ 14-16%. Thế nhng sau gần 3 năm thực hiện, tốc độc tăng trởng xuất khẩu mới chỉ đạt bình quân 10,3%, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đề ra.

Theo dự kiến tỷ trọng các thị trờng xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2010 đối với Châu á chiếm khoảng 45-46%; Châu Âu khoảng 27-30%; Châu Mỹ 20-25%; australia và Newzealand là 5-7%; các khu vực khác chiếm 2-3%. Tuy nhiên do các hiệu ứng tích cực của Hiệp định Thơng mại Việt - Mỹ mục tiêu chuyển dịch thị trờng xuất khẩu đã chuyển nhiều về khu vực Châu Mỹ. Tỷ trọng xuất khẩu sang khu vực thị trờng này năm 2002 và năm

2003 đạt tới 27%. Trong khi xuất khẩu sang các khu vực thị trờng khác lại không tăng nhanh nh vậy, thậm chí có khu vực thị trờng còn giảm đi.

Theo thống kê của thời báo kinh tế Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2004 thì sản lợng sản phẩm xuất khẩu một số mặt hàng thuỷ sản giảm nhiều so với cùng kỳ năm trớc: mực khô chỉ bằng 39,52%; mực và bạch tuộc đông lạnh: 81,69%; thuỷ sản khác 77,8% (riêng tôm đông lạnh tăng 12,98%; các các loại tăng 1,6%).

Tỷ trọng các thị trờng xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2010 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Mỹ.doc (Trang 27 - 32)