Tình hình tiêu thụ theo mặt hàng, chủng loại xe:

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm tại Công ty TNHH YAMAHA MOTOR Việt Nam.doc (Trang 25 - 30)

Trong vòng 5 năm trở lại đây, Yamaha luôn phấn đấu duy trì và phát triển 7 dòng xe gắn máy chính, tạo sự phong phú đa dạng cho sản phẩm và đối tượng phục vụ, dưới đây là sản lượng tiêu thụ và tỷ trọng của từng dòng xe chính của YMVN, số liệu được lấy trong 3 năm liên tiếp gần đây:

TT Tên xe

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh tăng

trưởng Số lượng Chiếc Tỷ trọng % Số lượng Chiếc Tỷ trọng % Số lượng Chiếc Tỷ trọng % 2008/200 7 2009/200 8 1 Sirius 256.716 50% 241.270 46% 195.985 31% 0.94 0.81 2 Jupiter 111.993 22% 84.029 16% 99.032 16% 0.75 1.18 3 Mio 51.213 10% 34.568 7% 43.920 7% 0.67 1.27 4 Nouvo 74.101 14% 80.322 15% 119.338 19% 1.08 1.49 5 Exciter 17.427 3% 21.027 4% 26.368 4% 1.20 1.25 6 Taurus 60.600 12% 136.322 22% 0 2.25 7 Lexam 5.385 1% 0 0 Tổng 511.450 100% 521.816 100% 626.350 100% 1.02 1.2

Theo số liệu Marketing YMVN-đơn vị tính xe

Căn cứ vào bảng kê sản lượng xe bán ra trong năm đối với từng dòng xe ta có thể thấy so với năm 2007 thì tổng sản lượng của năm 2008 gần như không tăng trưởng. Trong năm 2008 thì hầu hết các dòng xe điều giảm sản lượng, chỉ có Exciter tăng trưởng 21% là do dòng xe này mới bắt đầu được bung ra thị trường vào nửa cuối năm 2007. Ngoài Exciter thì chỉ có thêm một dòng xe là Nouvo có sản lượng tăng trưởng 8%. Có thể nhận thấy nguyên nhân chính do sụt giảm là do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, sức mua của thị trường giảm đáng kể, nhất là mặt hàng xe máy tuy là phương tiện đi lại nhưng đối với người dân Việt Nam thì nó còn là một tài sản có giá trị, cho nên việc quyết định mua chiếc xe trong hoàn cảnh thu nhập giảm sút, phải thắt lưng buộc bụng đối với đại bộ phận khách hàng là rất khó khăn, chỉ trừ trường hợp nhu cầu của khách hàng là hết sức cần thiết.

Sản phẩm xe máy YAMAHA tại thị trường Việt Nam có định hướng nhắm đến khách hàng là các bạn trẻ, đam mê thời trang thể thao… có nhiều nhóm khách hàng mua xe chỉ để đi chơi Picnic, dã ngoại .. chứ không thật sự phục công việc, đôi khi nhóm khách hàng trẻ tuổi luôn có nhu cầu đổi xe khi có một Model mới xuất hiện trên thị trường hoặc khi chiếc xe họ đi có thể đã

cũ, nhóm khách hàng này sử dụng xe máy ngoài mục đích là phương tiện vận chuyển mà coi xe như một thú chơi hay một món đồ trang sức. Vậy nên khi nền kinh tế rơi vào khủng hoảng khó khăn, khách hàng phải cắt giảm chi tiêu, thì sụt giảm doanh số đối với nhóm khách hàng này là điều dễ hiểu, nhưng khi nền kinh tế vượt qua khủng hoảng, phát triển nhanh và ổn định thì doanh thu từ nhóm khách hàng này luôn tăng trưởng vượt bậc.

Trong suốt năm 2008, nền kinh tế đang chạm đáy của chu kì khủng hoảng kinh tế, và thực tế tại Mỹ đã có nhiều tổ chức tín dụng, ngân hàng phá sản, chính phủ Mỹ đã phải chi hàng ngàn tỷ đô la để cứu thị trường tài chính và một số tập đoàn công nghiệp lớn để tránh hiện tượng phá sản hàng loạt theo hiệu ứng Đôminô. Tại khu vực Đông Nam Á, Việt Nam tuy gặp rất nhiều khó khăn nhưng vẫn có chỉ số tăng trưởng dương và được đánh giá là khá cao, Việt Nam chỉ đứng sau Trung Quốc. YMVN cũng không thể nằm ngoài cơn bão tài chính khủng hoảng kinh tế đó, tuy nhiên với truyền thống là công ty con của 1 tập đoàn lớn của Nhật Bản, với nỗ lực của riêng mình, cộng với môi trường kinh tế năng động, YMVN vẫn đảm bảo công ăn việc làm cho toàn thể cán bộ công nhân viên của Công ty. Sản lượng xe máy bán ra thị trường vẫn tăng trưởng tuy khiêm tốn chỉ là 2% tính trên đầu xe máy. Đây là một thành tích đáng trân trọng, nếu ta nhìn vào tình hình chung toàn bộ nền kinh tế Việt Nam khi đó nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa hoặc cắt giảm biên chế.

Mặc dù năm 2008, sản lượng đầu xe được tiêu thụ tăng không đáng kể, nhưng tổng doanh số bán xe lại tăng khá ấn tượng lên đến 7%, điều này chứng tỏ thị trường tiêu thụ mạnh ở dòng xe có giá thành cao hay hiểu chung là nhóm khách hàng cho thu nhập cao vẫn ổn định và có doanh thu ổn định ở những dòng xe cao cấp đắt tiền. Ta có thể tham khảo cụ thể tại Bảng - thống

kê doanh thu 3 năm gần đây căn cứ vào doanh số bán ra đối với từng dòng xe.

Bảng 2 – Doanh thu trong 3 năm gần đây theo tính theo từng dòng xe

TT Tên xe

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh tăng trưởng

Doanh thu Tr.đồng Tỷ trọng Doanh thu Tr.đồng Tỷ trọng Doanh thu Tr.đồng Tỷ trọng 2008/20 07 2009/2008 1 Sirius 4.873.600 48% 4.198.098 39% 3.410.139 26% 0.86 0.81 2 Jupiter 982.300 10% 2.100.725 19% 2.475.800 19% 2.13 1.18 3 Mio 833.700 8% 725.928 7% 922.320 7% 0.87 1.27 4 Nouvo 1.722.600 17% 2.249.016 21% 3.341.464 25% 1.30 1.49 5 Exciter 1.652.750 16% 693.891 6% 870.144 7% 0.41 1.25 6 Taurus 872.640 8% 1.963.036 15% 0 2.25 7 Lexam 140.010 1% 0 0 Tổng số 10.064.950 100% 10.840.298 100% 13.122.914 100% 1.07 1.2

Theo số liệu phòng kế toán YMVN

Sang năm 2009, kinh tế Việt Nam đã vượt qua đáy của cuộc khủng hoảng, bắt đầu lấy đà để hồi phục, tuy chưa thật rõ ràng nhưng Việt nam đã lấy lại được niềm tin của các nhà đầu tư. Gói kích cầu tiêu dùng và tạo công ăn việc làm của Chính Phủ đã bắt đầu phát huy tác dụng, hơn nữa Chính Phủ cam kết vẫn duy trì gói kích cầu đến hết năm 2010 khiến cho nền kinh tế ngay lập tức có dấu hiệu chuyển biến tích cực nhất là phục hồi dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đối với YMVN tình hình sản xuất kinh doanh vốn đứng vững trong năm 2008 đầy khó khăn, đã tiếp tục lấy lại tốc độ tăng trưởng vốn có. Xem xét Bảng 1, ta thấy sản lượng xe máy YAHAMA được tiêu thụ trong năm 2009 tăng trưởng ngoạn mục so với năm 2008. Xét chung cả năm thì mức tăng trưởng là 20%.

Theo thống kê tại bảng thì ta thấy trong 2 năm 2007 và 2008 3 dòng xe chính được tiêu thụ mạnh trên thị trưởng là: Sirius, Jupiter, Nouvo. Thời điểm

này đây là 2 dòng xe chiếm đến 80-90% tổng sản lượng . Đặc biệt tiên phong là xe Sirius, luôn đứng đầu danh sách. Tuy nhiên sang năm 2009 thì tỷ trọng các dòng xe thay đổi đáng kể. Xe Sirius tuy vẫn đứng đầu về tỷ trọng nhưng chỉ còn chiếm 31%, 2 dòng xe Nouvo và Taurus vượt lên chiếm tỷ trọng đáng kể là 19% và 22%.

Xe Sirius được thị trường tiêu thụ mạnh và luôn là dòng xe có tỷ trọng lớn nhất là nguyên do đây là dòng xe cóp giá cạnh tranh nhất trong các đời xe của YAMAHA. Thực tế khi đưa dòng xe này ra thị trưởng YMVN đã có dòng xe cạnh tranh trực diện với xe Wave Anpha đang làm mưa làm gió trên thị trưởng. Tuy là xe YAMAHA với chất lượng được quy chuẩn toàn cầu, nhưng giá thành xe Sirius chỉ là 14.500.000 đ. Trong khi đó HONDA cho ra đời xe Wave Anpha với giá 11.800.000 đ nhưng với nhiều phụ tùng chỉ tương đương với xe máy Trung Quốc và HONDA chỉ áp đặt tiêu chuẩn của mình lên động cơ, còn nhiều phụ tùng khác HONDA đặt hàng tại nhiều đơn vị đang sản xuất phục vụ xe nhập từ Trung Quốc, nội địa hóa và lắp ráp ở Việt Nam.

Có một điểm đáng chú ý là trong năm gần đây dòng xe Exciter chỉ luôn chiếm một tỷ trọng rất khiêm tốn và luôn ở mức 3-4% so với Tổng sản lượng, tuy nhiên nếu ta so sánh sản lượng tăng trưởng hàng năm theo các con số tuyệt đối thì Exciter hàng năm cũng có sản lượng tăng trưởng rất đáng khen ngợi: Năm 2007 là 17.421 xe sang năm 2008 tăng 21% so với 2007 là 21.027 xe, sang năm 2009 tăng 25% so với năm 2008. là 26.368 xe.

Qua bảng 1, theo số liệu tăng trưởng hàng năm đối với từng loại xe ta thấy, xe Sirius có sản lượng tăng trưởng âm là do năm 2008 Công ty cho ra đời một sỗ Model mới như: Taurus, Lexam, Nouvo LX với phong cách tem màu mới, thiết kế cách điệu được các khách hàng trẻ tuổi ái mộ.

Về vấn đề tỷ trọng của các dòng xe đối với sản lượng được bán ra cho từng năm thay đổi do nhiều nguyên nhân, như giá cả, mẫu mã, tính năng kỹ thuật,. ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, vấn đề này xin được tiếp tục phân tích đề cập trong các phần phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm theo thị trường, theo nhóm đối tượng khách hàng, theo giá cả.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm tại Công ty TNHH YAMAHA MOTOR Việt Nam.doc (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w