Các đối thủ canh tranh của thương hiệu xe máy YAMAHA tại thị trường Việt nam.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm tại Công ty TNHH YAMAHA MOTOR Việt Nam.doc (Trang 38 - 42)

trường Việt nam.

.Biểu 6 – Thị phần của các thương hiệu xe máy lớn tại Việt Nam Theo số liệu công bố của Hiệp hội các nhà sản xuất Oto – Xe máy Việt nam

Thực tế không chỉ ở Việt Nam, trên thị trường toàn cầu, hay tại quê hương Nhật Bản, thương hiệu HONDA vẫn là thương hiệu xe máy mạnh nhất. Và đứng ngay sau HONDA bao giờ cũng là YAMAHA. Tuy nhiên, tại thị trường Việt Nam hai Công ty này chiếm đến hơn 90% thị phần toàn bộ đã nói khẳng định những bước đi của hai Công ty này và rất đúng đắn và phù hợp với hoàn cảnh kinh tế, xu thế phát triển, truyền thống văn hóa của con người và đất nước Việt Nam.

Trước hết xin đề cấp đến một số thương hiệu khá mạnh, đến với ngành công nghiệp sản xe máy Việt Nam khá sớm đó là SUZUKI, KAWASAKI. Vào đầu thập niên thập kỉ 90 thế kỉ 20, Hãng SUZUKI thực sự đã thành công nhờ dòng xe VIVA, hay FX125. Tuy nhiên SUZUKI do nhận thức đơn giản về văn hóa tiêu dùng của con người Việt Nam, đi ngược lại với truyền thống của sản phẩm mang thương hiệu Nhật Bản là chất lượng phải được đưa lên hàng đầu, Hãng này đã tự đánh mất mình, xe VIVA sau khi nội địa hóa, lắp ráp tại Việt Nam, so sánh với xe VIVA mà trước đó hãng này nhập về thì chất lượng chênh nhau một trời một vực, thương hiệu SUZUKI tại Việt Nam đã bị dòng thác xe rẻ tiền, chất lượng thấp từ Trung Quốc hòa tan, khiến cho sản phẩm của hãng này bị khách hàng đào thải và hiện nay chiếm một vị trí hết sức khiêm tốn. Hãng KAWASAKI cũng là một thương hiệu lớn có tên tuổi của Nhật Bản, tuy nhiên do nghiên cứu đánh giá và nhận đinh sai về thị trường Việt Nam, họ cho rằng Việt Nam là nước nghèo, thị trưởng bé nên đã không có sự đầu tư thỏa đáng, kết quả là cơ hội kinh doanh bị tuột qua đành phải đứng nhìn các ông lớn chia nhau miếng bánh hấp dẫn.

VMEP là một tập đoàn sản xuất xe máy và phụ tùng rất mạnh của Đài Loan, tuy chưa có được truyền thống, kinh nghiệm và tên tuổi như một số Công ty của Nhật Bản, nhưng ngay từ đầu VMEP đã xác định chiến lược đầu

tư lâu dài và có những bước đi bài bản, nghiêm túc. Chiến lược của VMEP là giá thành sản phẩm rẻ, với chất lượng đáp ứng, khách quan mà nói thì trình độ công nghệ của VMEP còn kém xa Nhật Bản, nhưng với những đầu tư nghiêm túc vào khâu quản lý chất lượng nên thực tế sản phẩm của VMEP cũng được thị trường chấp nhận. Hiện nay, tuy không thành công được như HONDA hay YAMAHA nhưng tập đoàn VMEP đã khẳng định được chỗ đứng của mình, một số dòng xe như ACTILLA, Angel, có thời điểm là sản phẩm bán chạy trên thị trường.

Đối với sản phẩm xe máy YAMAHA, đối thủ cạnh tranh trực tiếp chính là HONDA, tại thị trưởng Việt Nam, HONDA là doanh nghiệp sản xuất xe máy xuất hiện đầu tiên, và ngay từ đầu họ đã có chính sách nội địa hóa sản phẩm vô cùng triệt để. Cả hai hãng đều lấy tiêu chuẩn chất lượng làm tiêu chí tiên quyết, tuy nhiên tiêu chuẩn chất lượng có khác nhau, thực tế đối với vài dòng xe cụ thể vị dụ như Wave α, thì tiêu chuẩn chất lượng của HONDA được đưa xuống rất thấp, nhiều phụ tùng của Wave α được đặt tại các Nhà cung cấp mà trước đây chỉ đủ tiêu chuẩn sản xuất cho xe máy xuất sứ từ Trung Quốc, vì mục đích của dòng xe này là HONDA đối phó với cơn bão xe giá rẻ được nhập khẩu ồ ạt từ Trung Quốc với tiêu chuẩn chất lượng kém đến nỗi chỉ 3 sau năm sau khi xuất hiện trên thị trường nó đã bị thẳng thừng đào thải, kết thúc số phận ngắn ngủi của một xu hướng kinh doanh ăn xổi ở thì, cạnh tranh bằng lợi nhuận trước mắt, làm ăn 1 lần rồi thôi. Do vậy giá thành xe HONDA luôn luôn ở mức rẻ hơn YAMAHA 1 cấp. Sau đây là bảng giá xe HONDA tại thời điểm Quý 1-2010.

Trong tất cả các hãng xe máy đang kinh doanh trên thị trường Việt Nam, thì chỉ có HONDA và YAMAHA là 2 hãng có sản phẩm phong phú đa dạng, nhằm vào tất cả các đối tượng trong xã hội, hay các vùng miền của thị

trường. Các hãng khác thì chỉ mạnh hoặc phát triển được ở 1 dòng xe. Và thực tế thị trường Việt Nam luôn chứng kiến những pha cạnh tranh, những động thái Marketing, những chiến dịch hậu mãi, những gói tài trợ hay những sự kiện-Event, của hai hãng này vô cùng hấp dẫn và quyết liệt. Tại thị trường Việt Nam, với hoàn cảnh lịch sử để lại, thực tế là khách hàng đã quá quen thuộc với thương hiệu HONDA, từ trước năm 1975, thương hiệu HONDA đã chiếm ưu thế tuyệt đối tại Việt Nam, nó quen thuộc đến nỗi cái tên riêng HONDA đôi khi được sử dụng thay cho từ “xe máy” là danh từ chung.

Dòng xe WAVE DREAM

Model WAVE α WAVE S WAVE DISK WAVE SRV DREAMSUPER SUPER DREAM PLUS

Giá thành 13,390,000 14,690,000 15,290,000 18,300,000 15,900,000 16,300,000 Dòng xe

CLICK AIR BLADE FUTURE

Model CLICK CLICK PLAY AIR BLADE AIR BLADE REPSOL FUTURE NEO FUTURE NEO 1

Giá thành 25,500,000 25,990,000 28,000,000 29,500,000 24,000,000 27,000,000

Bảng 7- Giá thành một số dòng xe của Hãng HONDA thời điểm quí 1-2010.Giá đã bao gồm VAT

Nhìn chung hãng HONDA và YAMAHA có chính sách kinh doanh tại thị trường Việt Nam là tương đối giống nhau. Từ chính sách chất lượng, chế độ bảo hành, cho đến các chiến dịch tuyên truyền quảng bá sản phẩm đều được 2 công ty tận dụng triệt để. Cả hai Công ty đều đã tạo được một phong cách riêng và thực tế đã thành công trong việc xác lập chỗ đững của mình trên thị trường,

Vậy nên trong chiến lược Marketing của mình, Công ty YAMAHA phải hoạch định từng chính sách cụ thể, cạnh tranh cụ thể đối với từng dòng xe của HONDA, phải biết khai thác điểm yếu của đối thủ và triệt để tận dụng các điểm mạnh của mình để tạo lợi thế cạnh tranh.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm tại Công ty TNHH YAMAHA MOTOR Việt Nam.doc (Trang 38 - 42)