LIÊN QUAN ĐẾN CNQTM
3.1. Quy trình nhượng quyền thương mại 1 Doanh nghiệp nhận quyền thương mạ
3.1.1. Doanh nghiệp nhận quyền thương mại
Để kinh doanh nhượng quyền một thương hiệu , đó là một quy trình dài và rất phức tạp đòi hỏi người nhận nhượng quyền phải thực hiện tốt tất cả các bước trong quy trình. Theo cuốn sách “Mua franchise – Cơ hội mới cho các doanh nghiệp Việt Nam” của TS Lý Quí Trung, 5 bước mà một nhà nhận quyền thương hiệu phải làm bao gồm:
- Bước 1: Chọn đúng thương hiệu
Đây là bước quan trọng cốt yếu quyết định sự thành công của doanh nghiệp nhận quyền thương mai. Do có hàng ngàn thương hiệu trên thế giới, do đó doanh nghiệp nhận quyền thương mai cần chọn thương hiệu mà mình có quan tâm hay ngành nghề, lĩnh vực mà mình có kinh nghiệm hoặc là phù hợp với năng lực tài chính của mình.
- Bước 2: Quyết định thương hiệu mà franchisee có khả năng tài chính mua lại
Người nhượng quyền đầu tư cần biết rõ mức đầu tư của mình ở đâu. Do đó, franchisee cần tìm hiểu thật chính xác về thương hiệu và người bán thương hiệu. Chi phí là vấn đề rất quan trọng vì khi kinh doanh một thương hiệu franchise, ngoài chi phí cho người nhượng quyền thương hiệu, còn nhiều phí khác như thuế, chi phí kinh doanh gồm xây dựng cửa hàng, thuê nhân công, nguồn cung ứng…Franchisee phải liệt kê chính xác tất cả các chi phí cần phải có để xem có phù hợp với năng lực tài chình của mình không.
- Bước 3: Điều tra, đánh giá hệ thống frachise và công ty nhượng quyền
Việc điều tra đánh giá năng lực, uy tín và tiềm năng của hệ thống franchise trước đó là rất cần thiết khi chọn mua nhượng quyền của thương hiệu nào. Khi mua một thương hiệu không có nghĩa chỉ mua một hệ thống mà là cả một mối quan hệ làm ăn lâu dài. Do đó franchisee phải đặt thật nhiều câu hỏi cho franchisor, gặp gỡ chủ thương hiệu để hiểu chính xác mức độ thành công của thương hiệu. Những câu hỏi chính sẽ xoay quanh 3 vấn đề sau:
1. Hệ thống franchise có ổn định và tin tưởng không?
3. Khả năng kinh doanh của một cửa hàng mới trong hệ thông franchise như thế nào?
- Bước 4: Tìm hiểu rõ luật pháp và quy định cụ thể về nhượng quyền thương mại của nước nhượng quyền và nước nhận nhượng quyền
Pháp luật và những quy định về nhượng quyền thương mại rất quan trọng. Đặc biệt, franchisee phải hiểu rõ pháp luật nước nhượng quyền để đảm bảo mình tuân thủ đúng các quy định và có đầy đủ kiến thức luật pháp để nhượng quyền. Việc ký hợp đồng là một khâu rất quan trọng. Lưu ý, việc soạn thảo hợp đồng đều do luật sư của bên bán franchise nên có khuynh hướng bảo vệ lợi ích của chủ thương hiệu. Do đó, franchisee cần thuê văn phòng luật sư đại diện để hỗ trợ tư vấn và đàm phán các hạng mục hợp đồng trước khi quyết định ký.
- Bước 5: Triển khai kinh doanh cửa hàng franchise
Việc lập một kế hoạch kinh doanh là việc phải làm. Franchisee phải có kế hoạch cụ thể và khả thi cho việc triển khai kinh doanh của mình bao gồm những vấn đề sau:
1. Thành lập doanh nghiệp
2. Chọn mặt bằng kinh doanh
3. Ký hợp đồng thuê nhà
4. Xây dựng cửa hàng
5. Phân tích, đánh giá thị trường
6. Tuyển dụng nhân viên
7. Huấn luyện nhân viên
8. Chuẩn bị khai trương