Thực trạng nhượng quyền thương mại tại Việt Nam 1 Tình hình chung:

Một phần của tài liệu Chuyển nhượng quyền thương mại (Trang 33 - 34)

NGUYÊN NHÂN THÀNH CÔNG

4.1. Thực trạng nhượng quyền thương mại tại Việt Nam 1 Tình hình chung:

4.1.1. Tình hình chung:

Năm 2004, Hội đồng Nhượng quyền thương mại Thế giới (WFC) đã tiến hành một cuộc điều tra với kết quả khẳng định rằng: đã tồn hơn 65 hệ thống franchise hoạt động tại Việt Nam, đa số là các thương hiệu nước ngoài. Mặc dù còn khá ít so với các quốc gia láng giềng, nhưng với tình thế hiện nay, khi franchise đã được luật hóa, Việt Nam chính thức bước qua cửa WTO, đã có nhiều nhận định rằng hoạt động franchise sẽ phát triển như vũ bão.

Và kể từ khi Việt Nam chính thức mở cửa thị trường bán lẻ từ ngày 1/1/2009. Bên cạnh sự có mặt của một số tập đoàn bán lẻ nước ngoài, các công ty về nhượng quyền thương hiệu cũng bắt đầu xâm nhập.

Ngoài các mô hình nhượng quyền tiên phong đã xác lập tên tuổi như chuỗi cửa hàng café Trung Nguyên, chuỗi cửa hàng bánh Kinh Đô, Phở 24, lụa Á Châu, gần đây cũng xuất hiện thêm các mô hình nhượng quyền như café Passio, bánh mì Bamizon, Buncamita, cơm

tấm Thuận Kiều, thời trang Foci, chuỗi cửa hàng tiện lợi G7 Mart, giầy T&T, IDJ- một thương hiệu nhượng quyền dịch vụ tư vấn, Mía Siêu sạch, kem Monte Rosa, siêu thị điện thoại thegioididong.

Tuy nhiên, hoạt động này ở Việt Nam vẫn còn lỏng lẻo và không toàn diện. Phần lớn các doanh nghiệp bán Franchise như Trung Nguyên, G7 Mart, Tapiocup.. đều chọn cách chuyển nhượng 1 số thành phần nhất định với mục đích chính là gia tăng doanh thu, độ bao phủ và tăng thị phần. Như là nhượng quyền phân phối sản phẩm (cà phê Trung Nguyên), cấp phép sử dụng thương hiệu (G7 Mart), cấp phép sử dụng công thức pha chế sản phẩm (quán trà T-Bar), hoặc hình thức tự sở hữu các cửa hàng như Y5, Tapiocup, Alo Trà…

Trên thực tế hoạt động franchise ở Việt Nam hiện nay, bên mua franchise chịu trách nhiệm bán các sản phẩm do bên nhượng quyền sản xuất, được phép sử dụng logo, thương hiệu của bên nhượng quyền để phân phối sản phẩm. Còn bên bán franchise thu nhập chủ yếu từ việc bán sản phẩm.

Một phần của tài liệu Chuyển nhượng quyền thương mại (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w