Thực thi quyền sỡ hữu tri tuệ

Một phần của tài liệu Cơ hội và thách thức của việt nam khi thực hiện các hiệp định wto (Trang 30 - 31)

III. VIỆT NAM GIA NHẬP TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI WTO:

3. Các cam kết của Việt Nam khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO:

3.3. Thực thi quyền sỡ hữu tri tuệ

- Sở hữu trí tuệ (SHTT) là một trong những lĩnh vực được các Thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) hết sức quan tâm. Những vấn đề liên quan đến thương mại của quyền SHTT (TRIPS) là một trong những nội dung lớn trong những cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO.

Trong những năm đầu gia nhập WTO, quyền SHTT của Việt Nam sẽ là vấn đề có ảnh hưởng rõ nét nhất đến hoạt động kinh doanh, thương mại do những tác động trực tiếp từ các nguyên tắc, yêu cầu thực thi “luật” của WTO. Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền SHTT (TRIPS) - WTO buộc VN phải đạt được hai chuẩn mực lớn về nội dung bảo hộ (tính đầy đủ) và về hiệu lực thực thi pháp luật (tính hiệu quả) của hệ thống SHTT. Do đó, việc thực thi tốt quyền SHTT là một trong những đòi hỏi hàng đầu của WTO.

Hệ thống pháp luật về SHTT của Việt Nam đã tương đối hoàn chỉnh, nội dung đã tiệm cận dần đến các nguyên tắc và quy định của WTO, WIPO... Hiện nay, VN đã là thành viên của các Điều ước quan trọng như Công ước Paris, Thoả ước Madrid, Nghị định thư Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hoá, Hiệp ước hợp tác Patent, Công ước Berne về bản quyền...và đặc biệt là Hiệp định Trips. Ngoài ra, các Điều ước quốc tế đa phương và song phương liên quan đến việc khiếu nại, xét xử, trọng tài, thi hành bản án, quyết định, tương trợ tư pháp... giữa VN và các nước là những cơ sở quan trọng trong công tác thực thi quyền SHTT ở VN. Tuy nhiên, hiện nay, VN chưa có Toà án, cơ quan thực thi chuyên trách quyền SHTT, chưa có được các thẩm phán, công chức thực thi, xử lý chuyên trách các tội phạm, hành vi xâm phạm quyền SHTT...

Bên cạnh đó, nhận thức của chính cộng đồng doanh nghiệp đối với vấn đề SHTT nói chung, thực thi quyền SHTT nói riêng mặc dù đã được cải thiện nhưng còn thấp. Theo thống kê của Cục SHTT Việt Nam, số lượng doanh nghiệp VN nộp đơn xác lập các quyền SHTT chiếm tỷ lệ thấp so với doanh nghiệp nước ngoài. Đơn đăng ký sáng chế chỉ là 9,24%, giải pháp hữu ích là 60,13%, kiểu dáng công nghiệp là 84,32%, nhãn hiệu hàng hoá là 58,12%...Và số lượng văn bằng được cấp, sáng chế chỉ là 4,5%, giải pháp hữu ích là 60%, kiểu dáng là 86%, nhãn hiệu hàng hoá là 53%... Trong khi đó, trên thế giới (ngay trong các DN có vốn đầu tư nước ngoài), người ta coi SHTT là một yếu tố quan trọng cấu thành giá trị hàng hoá, dịch vụ. Cùng với việc dự báo về một làn sóng đầu tư mới vào Việt Nam, số lượng đơn đăng ký quốc tế các đối tượng của quyền SHTT của các tập đoàn, công ty muốn tìm kiếm cơ hội kinh doanh ở VN sẽ gia tăng nhanh chóng trong những năm tới. Do đó, vấn đề chính phải là cải thiện nhận thức từ cộng đồng doanh nghiệp VN đối với vấn đề SHTT nói chung, thực thi quyền SHTT nói riêng, đặc biệt là đăng ký xác lập và bảo vệ quyền.

Một phần của tài liệu Cơ hội và thách thức của việt nam khi thực hiện các hiệp định wto (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w