THỰC HIỆN CÁC HIỆP ĐỊNH WTO:
1. Cơ hội:
- Môi trường kinh doanh đã được cải thiện đáng kể nhờ hệ thống chính sách đã trở nên minh bạch, nhiều biện pháp bảo hộ (quản lý giá, trợ cấp xuất khẩu, độc quyền xuất nhập khẩu) được bãi bỏ, tạo thuận lợi cho việc hình thành một sân chơi bình đẳng cho mọi đối tượng kinh tế, thúc đẩy đổi mới kinh tế.
Các thành tố của hệ thống thị trường đã hiện diện. Việt Nam đã có đủ sáu thị trường là thị trường hàng hóa, thị trường dịch vụ, thị trường tài chính tiền tệ, thị trường lao động, thị trường bất động sản, thị trường khoa học. Đây cũng là một thành tựu đáng kể.
- Việc tự do hóa thương mại theo các quy định chung của WTO đã buộc nền kinh tế trong nước phải có những điều chỉnh phù hợp để đáp ứng cho việc sản xuất tiêu dùng trong nước và quốc tế. Các doanh nghiệp đã phần nào ý thức được sự cần thiết của việc không ngừng nâng cao chất lượng hàng hóa, đẩy mạnh công tác quảng bá, tiếp thị, tìm kiếm thị trường mới, duy trì và mở rộng thị phần tại những thị trường truyền thống. Từ đó, sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung sẽ được nâng lên đáng kể.
- Được hưởng ngay thành quả của GATT & WTO về thuế nhập khẩu và các hàng rào phi thuế quan…
- Mang lại động lực cho cải cách nền kinh tế :
• Xây dựng hệ thống luật pháp đầy đủ mang chuẩn mực quốc tế để phát triển kinh tế thị trường
• Xây dựng môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế
• Giảm thiểu các biện pháp hành chính can thiệp vào kinh doanh của doanh nghiệp
• Thay đổi tư duy kinh tế - từ kinh tế Nhà nước sang kinh tế tư nhân làm động lực cơ bản phát triển
- Doanh nghiệp có môi trường kinh doanh thuận lợi để phát triển
• Không bị phân biệt đối xử
• Được quyền tiếp cận với thị trường trong và ngoài nước
• Được quyền tiếp cận với thông tin
• Ít bị hành vì thủ tục hành chính
• Hạ tầng cơ sở kinh doanh tốt hơn
- Việt Nam trở thành thị trường hấp dẫn đầu tư nước ngoài vì:
• Môi trường kinh doanh mang chuẩn mực quốc tế
• Không bị phân biệt đối xử: MFN, NT
• Thủ tục đầu tư và thuế tương tự như các doanh nghiệp Việt Nam
• Được quyền tự do kinh doanh theo cơ chế thị trường - Chi phí kinh doanh của doanh nghiệp có điều kiện giảm vì :
• Thuế nhập khẩu giảm, mua nguyên vật liệu, máy móc sẽ rẻ hơn
• Cạnh tranh lớn thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư công nghệ, máy móc, quản lý chi phí để giảm giá
• Chi phí thủ tục hành chính ít hơn (vì đơn giản hóa thủ tục hành chính nhà nước là mục tiêu của WTO)
• Tham nhũng ít hơn (giảm chi phí dưới bàn)
• Giảm chi phí tiếp cận với thông tin ( cơ chế chính sách của Nhà nước; thị trường…)
• Ít chi phí hơn vì cơ sở hạ tầng phát triển tốt hơn (Bỏ tài trợ trực tiếp Nhà nước sẽ đầu tư vào cơ sở hạ tầng)
- Xuất khẩu sẽ dễ dàng hơn (4):
• Vì năng lực cạnh tranh tốt hơn (vì cạnh tranh cao dẫn tới sản phẩm tốt hơn; giá hạ hơn)
• Xuất khẩu sang 152 nước sẽ được hưởng MFN
• Dễ dàng hơn khi tiếp cận thông tin thị trường nước nhập khẩu (vì WTO yêu cầu mỗi nước thành viên công khai hóa chính sách thương mại của mình)
• Hàng hóa và dịch vụ nhiều hơn: do phát triển nhiều nhà cung cấp, sự lựa chọn của doanh nghiệp và người dân nhiều hơn rẻ hơn
• Doanh nghiệp có điều kiện bảo vệ quyền lợi của mình tốt hơn trên thị trường quốc tế
• Doanh nghiệp phát triển mạnh và bền vững hơn vì giảm tài trợ “đèn đỏ” khiến doanh nghiệp phải tự phát huy nội lực
- Đời sống nhân dân được cải thiện:
• Nhiều công ăn việc làm hơn
• Nhiều hàng hóa dịch vụ hơn để thỏa mãn
• Điều kiện học tập, chữa bệnh, du lịch văn hóa tốt hơn
- Tư nhân hóa và cổ phần hóa: Việt Nam phải báo cáo thường niên cho WTO về tiến độ cổ phần hóa chừng nào còn duy trì chương trình này
2. Thách thức:
- Phải tái cơ cấu, cải tổ nền kinh tế, phải minh bạch và công khai chính sách ngoại thương, chính sách thuế…. Làm giảm tính độc lập và tự chủ của chính phủ trong quản lý nền kinh tế.
- Mở cửa thị trường khi hội nhập, Việt Nam ít nhiều đã bị tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu. Đặc biệt trong bối cảnh sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam còn yếu, trình độ lao động thấp, tỷ trọng kinh tế dựa nhiều vào xuất khẩu và vốn đầu tư nước ngoài, sức đề kháng và ứng phó khủng hoảng còn hạn chế, doanh nghiệp Việt Nam bị động trước diễn biến của thị trường quốc tế, kinh tế Việt Nam trong năm 2009 đã cho thấy những suy giảm rõ rệt.
- Nhập khẩu tăng cao càng làm cho thâm hụt thương mại lớn thêm. Phân hóa giữa các vùng, miền, tầng lớp xã hội ngày càng rõ rệt. Cơ chế hành chính cồng kềnh và những tồn tại cố hữu trong quy trình quản lý điều hành kinh tế vĩ mô cũng là một trở ngại trong việc thực thi các cam kết WTO và tận dụng những cơ hội mà việc gia
nhập tổ chức này mang lại. Việc cải cách, điều chỉnh chính sách, pháp luật chưa được thực hiện một cách đồng bộ, dẫn tới một số quy định vẫn còn chưa phù hợp với cam kết WTO. 6 thách thức lớn khi Việt Nam thực thi cam kết WTO:
- Các nhà máy Việt Nam có chất lượng thấp, kỹ thuật lạc hậu, giá thành cao, hệ thống phân phối kém, thiếu hiểu biết về hệ thống pháp luật. Khi trở thành thành viên WTO, ngay lúc đầu giới kinh doanh Việt Nam sẽ mất thị trường và phải bước vào đoạn điều chỉnh cấp thời.
- Nhiều doanh gia Việt Nam không am tường luật lệ và thủ tục (mới) của WTO. Những luật lệ và thủ tục hiện hành của WTO còn thay đổi nhiều. Trong bước đầu hội nhập WTO, giới kinh doanh Việt Nam gặp phải những cạnh tranh rất gay gắt vì giới quản lý cũng như nhân viên phải cấp kỳ lãnh hội cách làm ăn mới để thích hợp với thương trường WTO. Nhiều nguy cơ thua đậm trong những vụ tranh chấp pháp lý.
Sự thay đổi trong luật lệ kinh doanh là thử thách lớn cho khu vực dịch vụ Việt Nam, không có vốn, không có công nghệ, và cũng chẳng có kinh nghiệm so với các đối thủ quốc tế. Hệ thống phân phối hàng hóa trong nội địa của Việt Nam sẽ gặp phải những cạnh tranh mãnh liệt của những công ty nước ngoài.
- Tất cả những xí nghiệp nội địa phải cạnh tranh ở mức cao hơn. Các xí nghiệp này phải tự chỉnh đốn để sản xuất hàng chất lượng và có dịch vụ tốt hơn, hay phá sản. Những khu vực yếu kém trong cạnh tranh như dịch vụ, sản xuất sắt thép, lắp ráp xe hơi và nông nghiệp sẽ bị đe dọa trầm trọng.
Một số doanh nghiệp Nhà nước sẽ mất đi những đặc quyền, đặc lợi trong hoạt động thương mại và dịch vụ đặc biệt trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và phân phối. Doanh nghiệp Việt Nam phải tự cạnh tranh bình đẳng trong điều kiện mất đi sự bảo hộ, ưu đãi từ phía Nhà nước với các nhà thương mại và cung cấp dịch vụ hàng đầu thế giới.
Khu vực trước đây thuộc độc quyền kinh doanh của nhà nước như điện lực, viễn thông, sẽ bị áp lực nặng nề để mở cửa cho tư doanh. Nhiều công ty Việt Nam có khả năng bị công ty ngoại quốc nuốt chửng.
- Sự phá sản của công ty nội địa làm tăng nạn thất nghiệp và gây bất ổn định trong xã hội. Mặt khác, ngay cả nguồn vốn đầu tư nước ngoài có khả năng, trong vài trường hợp, đưa đến tình trạng tài chính bất ổn định.
- Sự thay đổi quá nhanh của nền kinh tế nếu không có sự chuẩn bị kĩ về mọi mặt sẽ dẫn đến việc là xáo trộn thị trường, gây lỗ hỏng cho nền kinh tế.
3. Các giải pháp hội nhập
- Thứ nhất, cần tiếp tục thay đổi một cách sâu sắc nhận thức và tư duy trong xây dựng chính sách và điều hành quản lý nhà nước theo hướng từ trực tiếp, hành chính, mệnh lệnh sang gián tiếp thông qua việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chí và các đòn bẩy kinh tế.
- Thứ hai, để góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, cần áp dụng các chính sách để hạn chế nhập siêu và thâm hụt thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, khuyến khích việc sử dụng hàng hóa sản xuất trong nước.
- Thứ ba, tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trên cả ba cấp độ nhà nước, doanh nghiệp và ngành hàng. Phát huy nội lực, bảo vệ thị trường trong nước, xây dựng chiến lược và quy hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế.
- Thứ tư, tiếp tục đẩy mạnh vận động các nước công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường, tham gia tích cực vào vòng đàm phán Ðô-ha, tiếp tục thực thi đầy đủ các cam kết gia nhập WTO, tận dụng tốt những quyền lợi mà thành viên WTO được hưởng, xử lý hài hòa, thống nhất mối quan hệ giữa cam kết gia nhập WTO với khuôn khổ pháp lý hiện hành, tạo nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư.
- Thứ năm, thực hiện chính sách phát triển kinh tế gắn liền với bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách an sinh xã hội, giảm khoảng cách giàu - nghèo trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
- Thứ sáu, các bộ, ngành và các địa phương cần nâng cao chất lượng nội dung các Chương trình hành động sau khi gia nhập WTO, xác định rõ nguồn lực cần thiết để bảo đảm cho việc triển khai thực hiện những nhiệm vụ đề ra; xử lý hài hòa các vấn đề có tính chất liên ngành, liên vùng như chiến lược, quy hoạch phát triển của địa
phương, bảo đảm hiệu quả đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng; bảo vệ môi trường sinh thái,...; xây dựng thể chế và cơ chế theo dõi, kiểm tra, giám sát, đánh giá và điều chỉnh việc triển khai Chương trình hành động của Chính phủ và các chương trình hành động của bộ, ngành và địa phương sao cho thiết thực, hiệu quả và phù hợp với thực tế của bộ, ngành và địa phương.
- Thứ bảy, tăng cường công tác đào tạo, nâng cao chất lượng cán bộ quản lý, công chức, viên chức, các doanh nhân và người lao động, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.