IV. THỰC TRẠNG, THÀNH CÔNG VÀ HẠN CHẾ CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH THỰC
2. Những điểm mạnh của doanh nghiệp Việt Nam:
- Doanh nghiệp Việt Nam có lực lượng lao động dồi dào, tuổi trẻ, cần cù, khéo tay, ham học hỏi, giá nhân công thấp.
- Doanh nghiệp Việt Nam có thị trường nội địa và thị trường quốc tế rộng lớn. Khi tham gia vào WTO, lợi ích lớn nhất mà Việt Nam thu được từ hội nhập là thị trường xuất khẩu thuận lợi cho Việt Nam mở rộng. Cạnh tranh bình đẳng với các nước , không còn vướng rào cản về thuế và hạn ngạch.
- Mức độ tổn thương bởi suy thoái kinh tế thấp do các doanh nghiệp Việt Nam không quá dựa vào vốn vay.
- Việt Nam có vị trí địa lý kinh tế thuận lợi, nằm trên chuỗi cung toàn cầu. - Chính phủ quan tâm hoàn thiện hệ thống pháp luật, thể chế kinh tế và cải cách thủ tục hành chính, quyền tự chủ kinh doanh được tôn trọng. Khi gia nhập vào
WTO và cam kết thực hiện các nguyên tắc tự do hóa thương mại giữa các thành phần kinh tế, giữa trong nước và nước ngoài, Việt Nam sẽ phải cải cách các luật lệ sao cho phù hợp với quốc tế. Qua đó, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng và thông thoáng cho mọi thành phần kinh tế.
- Khu vực doanh nghiệp mới hình thành, đầu tư chưa nhiều, dễ dàng trong việc tái cấu trúc mà không bị quá nhiều tốn kém.
- Là nước đi sau, Việt Nam cũng có điều kiện tiếp nhận công nghệ mới, những ứng dụng khoa học kĩ thuật đã được các nước đi trước áp dụng thành công để thực hiện chiến lược tiến nhanh bắt kịp.
Trong những năm gần đây, Chính phủ đã ban hành các chính sách, xây dựng quan hệ đối ngoại và tiến hành cải cách hành chính. Những thay đổi này đã dẫn đến một giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ và khuyến khích luồng vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp liên tục chuyển vào Việt Nam. Các nhà tài trợ vốn ODA cũng gia tăng việc đóng góp nguồn tài trợ cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng ở Việt Nam. Những cải cách này đang được củng cố vững chắc bởi việc Việt Nam đang đẩy nhanh tiến trình hội nhập với nền kinh tế toàn cầu và nhu cầu duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ để tạo việc làm cho dân số đang gia tăng. Nếu các nỗ lực trong quá trình tiếp tục cải cách hành chính và cải cách thị trường được duy trì thì khả năng duy trì tốc độ phát triển kinh tế ổn định của Việt Nam tiếp tục gia tăng trong khi hạn chế sự tăng trưởng các vấn đề có tiềm năng nảy sinh.