Sau khi dưỡng ẩm mẫu, chúng tôi tiến hành khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ hàm lượng phối liệu và thời gian đóng rắn lên khối lượng riêng thể tích cũng như độ bền nén của mẫu vật liệu. Bảng 3.14 cho biết các thông số đã khảo sát.
Bảng 3.14. Ảnh hưởng của hàm lượng phối liệu và thời gian đóng rắn
Thời gian Thông số F G H I J K
Tuần 1 D (g/cm3) 1,75 1,77 1,77 1,75 1,70 1,72 Rn (kg/cm2) 36,8 35,0 45,4 42,5 56,7 59,5 Tuần 2 D (g/cm3) 1,76 1,79 1,78 1,77 1,72 1,73 Rn (kg/cm2) 44,5 42,7 53,8 52,4 60,8 64,2 Tuần 3 D (g/cm3) 1,76 1,79 1,79 1,78 1,74 1,75 Rn (kg/cm2) 47,7 45,9 57,6 56,5 62,4 66,4 Tuần 4 D (g/cm3) 1,78 1,80 1,81 1,79 1,76 1,77 Rn (kg/cm2) 48,6 47,2 58,4 57,3 63,1 67,1 Từ kết quả trên, chúng tôi nhận thấy rằng khi tăng tỷ lệ hàm lượng xi măng, đồng thời khống chế hàm lượng cát và bùn đỏ theo các tỷ lệ phối liệu đã chọn thì nhìn chung độ bền nén của mẫu tăng. Cát có tổng diện tích bề mặt nhỏ hơn diện tích bề mặt của bùn đỏ nên làm cho khả năng kết dính của xi măng tốt hơn. Do đó, cùng một hàm lượng xi măng như nhau, thông thường mẫu có hàm lượng bùn đỏ lớn hơn sẽ có độ bền nén thấp hơn.
Nhìn chung, độ bền nén của mẫu tăng theo thời gian đóng rắn. Trong tuần đầu tiên, cường độ của mẫu phát triển nhanh nhất, và tiếp tục tăng theo tốc độ phát triển chậm dần trong các tuần tiếp theo.
Do đặc tính của từng loại phối liệu nên trong cùng một khoảng thời gian đóng rắn, khối lượng riêng thể tích của các mẫu biến đổi không có tính quy luật rõ ràng. Tuy nhiên, xét riêng từng loại tỷ lệ phối liệu thì khối lượng riêng thể tích của mẫu tăng theo thời gian đóng rắn. Điều này có thể giải thích là do khả năng hidrat
hóa của xi măng tăng theo thời gian đóng rắn. Do đó, lượng nước tham gia trong các liên kết hóa học tăng cùng thời gian, dẫn đến sự tăng khối lượng riêng thể tích của mẫu.