Các phương pháp xác định tính chất cơ lý vật liệu xây dựng

Một phần của tài liệu nghiên cứu đóng rắn bã thải bùn đỏ (Trang 33 - 37)

2.3.6.1. Phương pháp xác định độ bền nén (TCVN 6355-1:1998) [1]

Nguyên tắc:

Đặt mẫu thử trên máy nén và nén đến khi mẫu bị phá hủy. Từ lực phá hủy lớn nhất tính cường độ nén của mẫu thử.

Tiến hành thử:

- Trước khi thử nén, phải tiến hành đo mẫu đã chuẩn bị bằng thước kim loại với sai số các cạnh không lớn hơn 1mm. Giá trị các kích thước của mẫu được tính bằng trung bình cộng của 3 lần đo.

- Đặt mẫu thử lên trên mặt ép, sao cho tâm mẫu thử trùng với tâm nén dưới của máy nén. Sau đó, tăng tải trọng ép đều, liên tục và bằng 0,2 – 0,3N/mm2 trong 1 giây đến khi mẫu bị phá hủy hoàn toàn (khi kim đồng hồ đo áp lực quay trở lại).

- Cường độ nén của gạch được tính theo công thức: n P R F = (2.5) Trong đó:

P – Lực nén phá hủy ghi được khi thử mẫu.

F – Giá trị trung bình cộng của tiết diện hai mặt ép.

2.3.6.2. Phương pháp xác định khối lượng riêng (TCVN 6355-4:1998) [1]

Nguyên tắc:

Đổ bột mẫu vào bình và đo thể tích chất lỏng dâng lên để xác định thể tích của lượng mẫu đó, từ đó tính được khối lượng riêng.

Chuẩn bị mẫu thử:

- Đập nhỏ mẫu để lấy khoảng 150g từ 8 – 10 mảnh vỡ. Nghiền mịn các mảnh mẫu cho lọt qua sàng có kích thước lỗ 0,25mm. Rút gọn để có mẫu trung bình khoảng 100g và tiếp tục nghiền nhỏ để lọt qua sàng 0,15mm.

- Sấy khô đến khối lượng không đổi ở nhiệt độ 105 – 110oC (thời gian sấy không nhỏ hơn 6h). Khối lượng không đổi của mẫu thử là khối lượng giữa hai lần cân kế tiếp nhau không nhỏ hơn 3h. Sau đó mẫu thử được để nguội đến nhiệt độ phòng trong bình hút ẩm và giữ mẫu ở đó cho đến khi đem thử.

Tiến hành thử:

- Đổ dầu hỏa vào bình đến vạch “0”, đặt bình khối lượng riêng vào chậu nước có nhiệt độ 27 ± 2oC, mức nước trong chậu ngang mức dầu trong bình. Sau 10 phút lấy ra và đọc mức dầu trong bình.

- Cân khoảng 60g chính xác đến 0,01g mẫu đã chuẩn bị. Dùng thìa con đổ từ từ lượng nhỏ qua phễu vào bình cho đến khi mức chất lỏng lên đến phần chia độ phía trên. Xoay bình khoảng 10 phút để đuổi hết không khí ra ngoài, sau đó ghi thể tích chất lỏng bị mẫu thử chiếm chỗ.

- Cân bột lượng mẫu còn lại để xác định lượng mẫu đã cho vào bình, chính xác đến 0,01g.

- Khối lượng riêng của từng mẫu thử (Ds, g/cm3) được tính theo công thức:

s

m

Trong đó:

m – khối lượng bột mẫu đã cho vào bình, g. V – mức dầu hỏa dâng lên trong bình, cm3.

2.3.6.3. Phương pháp xác định khối lượng thể tích (TCVN 6355-5:1998) [1]

Nguyên tắc:

Cân mẫu đã sấy khô để xác định khối lượng mẫu. Đo kích thước mẫu thử, từ đó tính ra khối lượng thể tích.

Chuẩn bị mẫu thử:

- Mẫu thử được lấy để xác định khối lượng thể tích là 5 mẫu và phải đạt chỉ tiêu ngoại quan.

- Trước khi tiến hành thử, phải dùng bàn chải quét sạch mẫu thử và sấy khô đến khối lượng không đổi ở 105 – 110oC (thường thời gian sấy là 24h). Khối lượng không đổi của mẫu thử là khối lượng mà hiệu số giữa hai lần cân kế tiếp không lớn hơn 2%.

Tiến hành thử: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đo kích thước đường kính và chiều cao.

- Cân để xác định khối lượng của mẫu thử, lấy chính xác đến 1g. - Khối lượng thể tích được xác định theo công thức:

2 4m D d h π = (2.7) Trong đó:

m – khối lượng mẫu sau khi sấy khô đến khối lượng không đổi, g. d – đường kính mẫu, cm.

h – chiều cao mẫu, cm.

2.3.6.4. Phương pháp xác định độ hút nước (TCVN 6355-3:1998) [1]

Nguyên tắc:

Ngâm mẫu thử đã được sấy khô vào nước cho tới khi bão hòa. Xác định tỷ lệ % lượng nước mẫu thử đã hút vào so với mẫu khô.

- Mẫu để xác định độ hút nước phải đảm bảo yêu cầu ngoại quan và được lấy theo các quy định hiện hành về lấy mẫu.

- Trước khi tiến hành thử, phải dùng bàn chải quét sạch mẫu thử và sấy khô đến khối lượng không đổi ở 105 – 110oC (thường thời gian sấy là 24h). Khối lượng không đổi của mẫu thử là khối lượng mà hiệu số giữa hai lần cân kế tiếp không lớn hơn 2%.

Tiến hành thử:

- Đặt mẫu thử khô và nguội theo chiều thẳng đứng vào bình ngâm mẫu chứa nước có nhiệt độ 27 ± 2oC. Khoảng cách giữa mẫu và thành bình ít nhất 10mm. Nước phải ngập mẫu thử ít nhất 20mm. Thời gian ngâm mẫu là 24 giờ.

- Vớt mẫu ra, dùng khăn ẩm lau bề mặt mẫu đã bão hóa nước. Thời gian từ khi vớt mẫu cho tới khi cân không quá 3 phút.

- Độ hút nước của mẫu (Hp, %) được tính theo công thức: 1 0 0 .100 m p m m H = − (2.8) Trong đó:

m0 – khối lượng mẫu thử đã sấy khô đến khối lượng không đổi, g. m1 – khối lượng mẫu sau khi bão hòa nước, g.

2.3.6.5. Phương pháp xác định dư lượng kiềm [1]

Cân khoảng 5g bột mẫu đã được chuẩn bị cho vào bình định mức 250mL đã có sẵn 100mL nước cất nóng, thêm vào 30mL dung dịch BaCl2 20% ở trạng thái lạnh. Đun sôi, lắc mạnh, để nguội đến nhiệt độ phòng, định mức bằng nước cất đến vạch, lọc kết tủa qua giấy lọc băng vàng, phần nước lọc dùng để chuẩn độ.

- Dùng pipet lấy 10mL nước lọc, chuẩn độ bằng dung dịch HCl 0,1N với chỉ thị metyl đỏ đến khi mất màu.

- Hàm lượng kiềm dư (%) được tính theo công thức: 0,0031.25. .100 m HCl V K = (2.9) Trong đó:

m – khối lượng mẫu ban đầu, g.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đóng rắn bã thải bùn đỏ (Trang 33 - 37)