Các phương pháp chế biến sản phẩm từ chất dẻo:

Một phần của tài liệu Vat lieu co khi potx (Trang 46 - 47)

Sở dĩ chất dẻo ngày càng được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp và trong đời sống vì nhiều lý do khác nhau, nhưng một trong những lý do chủ yếu là vì chất dẻo rất thuận tiện cho việc chế tạo các sản phẩm, quá trình chế tạo đơn giản, nhanh, chính xác, rẻ tiền.

Hiện nay có rất nhiều phương pháp công nghệ để sản xuất các chi tiết bằng chất dẻo. Việc lựa chọn phương pháp công nghệ chế tạo chất dẻo phụ thuộc vào loại chất dẻo và yêu cầu đối với chi tiết cần chế tạo.

a. Ép nóng:

Phương pháp này áp dụng cho các loại chất dẻo cứng nóng và thực hiện trên máy ép thủy lực hoặc cơ khí.

Trong khuôn nóng, chất dẻo được đổ vào dạng bột hoặc viên, rồi lắp khuôn lại. Quá trình tạo hình chất dẻo trong khuôn sẽ diễn ra trong điều kiện nhiệt độ, áp suất và thời gian nhất định. Sau cùng ta mở lắp khuôn, lấy chi tiết bằng chất dẻo đã tạo hình ra.

Phương pháp ép nóng có thể dùng dingf điện tần số cao để đốt nóng sẽ đạt được năng suất cao hơn.

b. Đúc áp lực:

Phương pháp này áp dụng cho các loại chất dẻo cứng nóng. Chất dẻo được cho vào máy đúc, sau đó được đốt nóng và ép dưới áp suất cao, chất dẻo nóng chảy sẽ đi qua lỗ điền đầy vào lòng khuôn rồi nguội lại.

Ưu điểm của phương pháp này là có năng suất khá cao, các máy đúc áp lực được tự động hóa có thể đạt năng suất cao hơn, có thể chế tạo được các chi tiết mỏng, hình dạng phức tạp.

c. Ép liên tục:

Đây là một trong những phương pháp công nghệ được sử dụng rộng rãi để chế tạo các sản phẩm bằng chất dẻo. Đặc biệt phương pháp này có thể sử dụng lại các phế liệu cũ.

Chất dẻo được cho vào máy, nóng chảy và bị ép qua một vòi phun.

Phương pháp này thường dùng để chế tạo các loại ống, các dải nhựa có tiết diện định hình, các dây nhựa, dây cước…

5.5. GỖ

Một phần của tài liệu Vat lieu co khi potx (Trang 46 - 47)

w