Phân loại và ký hiệu:

Một phần của tài liệu Vat lieu co khi potx (Trang 40 - 42)

Hợp kim cứng có nhiều loại, nhưng có thể chia thành hai loại chính sau: Hợp kim cứng dùng để hàn đắp và hợp kim cứng dùng để cắt gọt kim loại.

a. Hợp kim cứng dùng để hàn đắp:

Gồm 3 loại: Loại đúc, loại hat và loại que hàn.

Hợp kim cứng dùng để hàn đắp thường được dùng để hàn đắp lên các mũi dao hoặc các bề mặt chịu mòn nhiều bằng cách hàn khí hoặc hàn điện hồ quang.

Bảng 4-4: Các loại hợp kim cứng dùng để hàn đắp Tên hợp kim cứng Thành phần các nguyên tố chính Độ cứng HRC Nhiệt độ chảy 0C W Cr Mn Ni Co Si C Fe Soocmai N1 - 25-31 1,5 3-5 - 2,8-4,2 2,5-3,0 còn lại 49-54 1275 Soocmai N2 - 13-17 1,0 1,3-2,2 - 1,5-2,2 1,5-2,0 cònlại 40-45 1300 Stelit B2K 13-17 27-33 1,0 2,0 47-53 1,0-2,0 1,8-2,5 2,0 46-48 1260 Stelit B3K 4,0-5,0 28-32 - 2,0 58-62 2,5 1,0-1,5 2,0 42-43 1275 Stalinit - 16-20 13-17 - - 3,0 8-10 còn lại 56-57 1250 Qua bảng trên ta thấy Stelit có chứa nhiều nguyên tố đắt tiền như Co, W do đó nó có giá thành cao. Để thay thế loại này dùng Soocmai (Là gang hợp kim Cr – Ni) có thể tôi và ram đạt độ cứng cao.

Về mặt độ cứng Soocmai và Stelit ngang nhau tính chịu ăn mòn và tính chịu nhiệt thì Stelit có ưu điểm hơn. Cả 2 loại này đều giòn, thường được đúc ở dạng thỏi đường kính 5 – 10mm, dài 300-400mm dùng để hàn đắp lên các vật khác.

Stelit B2K và Soocmai N1 dùng để hàn đắp lên các vật làm việc không có va đập như: Các loại khuôn uốn, dưỡn kiểm, mũi tâm của máy tiện….

Stelit B3K và Soocmai N2 có độ cứng nhỏ hơn và giòn hơn, có thể dùng để hàn đắp lên các vật làm việc có va đập như: Khuôn cắt, khuôn dập…

Trong công nghiệp hợp kim cứng dùng để hàn đắp loại hạt, chỉ có loại Stalinit. Loại này có chứa sắt là cơ bản, ngoài ra còn có C, Mn, Cr, Si…Loại này được chế tạo bằng cách nghiền các kim loại Cr, Mn rồi trộn lẫn với nhau, nung nóng ở nhiệt độ 400- 5000C trong khoảng 3 – 4 giờ sau đó mang nghiền nhỏ bằng máy nghiền.

Các hạt Stalinit sau khi được hàn đắp lên các vật như: Má kẹp của máy nghiền, răng gầu xúc các máy xúc… thì độ cứng của nó đạt 56 – 57 HRC và có cấu trúc của gang trắng hợp kim sau cùng tinh.

Loại hợp kim cứng ở dạng que hàn điện là những que hàn được bọc một lớp thuốc bọc dày, có trong lượng khoảng 25 – 40% của cả que hàn. Que hàn này được hàn đắp lên các vật bằng ngọn lửa hồ quang điện. Độ cứng đạt được sau khi hàn là 45 – 57HRC.

Do được phủ đắp lên bề mặt các vật một lớp hợp kim cứng nên tuổi thọ của vật tăng lên tới 8 – 12 lần.

b. Hợp kim cứng loại gốm:

Loại này dùng để làm dao cắt gọt kim loại.

Theo TCVN chưa quy định mác và yêu cầu kỹ thuật cho hợp kim cứng. Theo tiêu chuẩn Nga hợp kim cứng được ký hiệu và phân loại như sau:

*

Hợp kim cứng nhóm 1 các bít:

+ Công dụng: Dùng chế tạo dụng cụ cắt để gia công các loại vậit liệu có độ cứng thấp và giòn như gang.

*Hợp kim cứng nhóm 2 các bít:

+ Thành phần: WC + TiC + Co

+ Ký hiệu: T + con số chỉ hàm lượng Tic(%) + K + con số chỉ hàm lượng Co tớnh theo phần trăm.

+ Công dụng: Dùng chế tạo dụng cụ cắt để gia công các loại vật liệu có độ cứng cao và dẻo như các loại thép

* Hợp kim cứng nhóm 3 các bít:

+ Thành phần: Gồm Các bít Wonfram (WC), các bít titan(TiC), các bít tantan(TaC) và chất kết dính cô ban (Co).

+ Ký hiệu: TT + con số chỉ hàm lượng ( TiC + TaC) %+ con số chỉ hàm lượng Co tính theo phần trăm.

+ Công dụng: Dùng chế tạo dụng cụ cắt làm việc trong điều kiện cắt gọt nặng nề và có va đập.

Một phần của tài liệu Vat lieu co khi potx (Trang 40 - 42)