Có nhiều cách phân loại thép hợp kim, có thể phân loại theo các cách chủ yếu sau:
a. Phân loại theo nguyên tố hợp kim:
Cách phân loại này dựa vào tên các nguyên tố hợp kim chính của thép. Do đó có thể biết được thành phần của thép do nguyên tố hợp kim nào tạo thành.
Ví dụ: Thép Cr, thép Mn, thép Cr-Mn….
b. Phân loại theo tổng hàm lượng các nguyên tố hợp kim:
+ Thép hợp kim thấp: Là loại có tổng hàm lượng các nguyên tố hợp kim < 2,5%. + Thép hợp kim trung bình: Là loại có tổng hàm lượng các nguyên tố hợp kim từ 2,5% ÷ 10%.
+ Thép hợp kim cao: Là loại có tổng hàm lượng các nguyên tố hợp kim > 10%.
c. Phân loại theo công dụng:
+ Thép hợp kim kết cấu + Thép hợp kim dụng cụ + Thép hợp kim đặc biệt
a. Theo tiêu chuẩn Nga:
+ Đầu tiên là con số chỉ hàm lượng C tính theo phần vạn (Nếu không ghi số thì lượng C = 1%, nếu có 1 chữ số thì hàm lượng C tính theo phần nghìn)
+ Tiếp theo là ký hiệu của các nguyên tố hợp kim (theo Nga) và các con só chỉ hàm lượng các nguyên tố hợp kim tính theo % (Nếu lượng nguyên tố hợp kim = 1 thì không ghi số)
+ Nếu có chữ A ở cuối ký hiệu thì đó là thép tốt.
Ví dụ: 12XH3A → Thép hợp kim có hàm lượng C = 0,12%; Cr = 1%; Ni = 3%; thép tốt
Bảng 4 – 3. Ký hiệu các nguyên tố hợp kim
Tên Ng.tố Ký hiệu HH Ký hiệu Nga
Crôm Cr X Molipden Mo M Côban Co K Mangan Mn Γ Vanadi V Φ Niken Ni H Titan Ti T Vônfram W B Silic Si C b. Theo TCVN:
Tương tự như tiêu chuẩn Nga, chỉ khác là ký hiệu các nguyên tố hợp kim theo bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học.
+ Đầu tiên là con số chỉ hàm lượng C tính theo phần vạn (Nếu không ghi số thì lượng C = 1%, nếu có 1 chữ số thì hàm lượng C tính theo phần nghìn)
+ Tiếp theo là ký hiệu của các nguyên tố hợp kim (theo Nga) và các con só chỉ hàm lượng các nguyên tố hợp kim tính theo % (Nếu lượng nguyên tố hợp kim = 1 thì không ghi số)
+ Nếu có chữ A ở cuối ký hiệu thì đó là thép tốt.
Ví dụ: 12CrNi3A → Thép hợp kim có hàm lượng C = 0,12%; Cr = 1%; Ni = 3%; thép tốt