Điểm yếu và nguyên nhân

Một phần của tài liệu chuyên đề thực tập (Trang 34 - 36)

Bên cạnh những điểm mạnh, Công ty cũng tồn tại một số điểm yếu cần nhanh chóng khắc phục sau đây:

Thứ nhất, Công ty còn xem nhẹ vai trò của các hoạt động marketing trong việc thúc đẩy hoạt động tiêu thụ. Do đó, các sản phẩm vẫn chưa có thương hiệu trên thị trường. Các hoạt động xúc tiến thương mại không được tổ chức thường xuyên dẫn đến việc hỗ trợ các kênh phân phối không đạt hiệu quả. Hiện nay, Công ty cũng chưa có Phòng marketing để thực hiện quản lý các hoạt động marketing chuyên sâu.

Thứ hai, công tác nghiên cứu thị trường còn chưa được Ban lãnh đạo Công ty quan tâm đúng mức. Hiện tại, Công ty chưa tổ chức một cuộc điều tra nghiên cứu nào và cũng không có cán bộ có chuyên môn trong lĩnh vực này.

Thứ ba,trước sự đòi hỏi của việc đổi mới và mở rộng hoạt động, Công ty vẫn còn thiếu những quản trị viên và nhân viên có trình độ chuyên môn cao, am hiểu về thị trường. Hiện nay đội ngũ cán bộ công nhân viên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra của sản xuất, kinh doanh về cả số lượng và chất lượng.

Thứ tư, Công ty còn gặp phải rất nhiều khó khăn trong vấn đề mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ra các tỉnh thành trong cả nước của. Hiện nay chủ yếu doanh thu tiêu thụ vẫn tập chung tại Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc, các khu vực miền Trung và miền Nam còn chiếm tỷ trọng thấp.

Một số nguyên nhân chủ quan cơ bản dẫn đến những điểm yếu trên là:

Thứ nhất, Công ty luôn ở tình trạng thiếu vốn để sản xuất, kinh doanh và gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn. Điều này ảnh hưởng đến các hoạt động đầu tư dây chuyền máy móc thiết bị, mở rộng quy mô sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường .

Thứ hai, Công ty là một đơn vị sản xuất kinh doanh với quy mô vừa và nhỏ, thường bị các đối thủ với quy mô lớn cạnh tranh, giành giật thị trường tiêu thụ sản phẩm rất gay gắt do họ có đầy đủ các điều kiện về vật chất cũng như nguồn tài chính vững mạnh. Mặt khác, việc ngày càng lệ thuộc vào các hãng lắp ráp lớn trong nước khiến khả năng cạnh tranh của Công ty trên thị trường bị hạn chế.

Thứ ba, hoạt động tuyển dụng và quản lý nhân sự còn chưa khoa học và ngiêm ngặt dẫn đến tình trạng tuyển dụng ồ ạt nhưng nhân viên lại không có năng lực và trình độ chuyên môn.

2.3. Các giải pháp mà Công ty đã thực hiện

2.3.1. Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm

Về chiến lược đa dạng hóa, chiến lược này xuất phát từ đặc tính sản phẩm - thị trường của ngành công nghiệp phụ trợ. Các sản phẩm có chu kỳ sống thường ngắn. Vì vậy, Công ty không ngừng đổi mới và đa dạng hóa các sản phẩm của mình từ chỗ chỉ có chỉ có một vài sản phẩm truyền thống đến nay Công ty đã có hơn 1000 danh mục sản phẩm cung cấp trên thị trường. Trong tương lai, Công ty dự kiến trọng tâm đa dạng hóa các sản phẩm linh kiện ô tô, xe máy đặc biệt là các linh kiện ô tô.

Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm được thể hiện qua việc Công ty cho tung ra sản phẩm mới là khóa KC và ban đầu đã được thị trường chấp nhận và doanh thu đã tăng với tốc độ cao. Như đã phân tích ở bảng 2.2, ta thấy tốc độ tăng về mặt số lượng tiêu thụ của sản phẩm khóa KC sau 2 năm cho tung ra thị trường là: năm 2007 là 214,58% và năm 2008 là 129,23%. Đó là một thành công đáng ghi nhận trong chiến lược tiêu thụ của doanh nghiệp.

2.3.2. Giải pháp mở rộng thị trường có chọn lọc

Về chiến lược mở rộng thị trường, hiện tại thị trường của Công ty mới tập trung ở miền Bắc. Tại thị trường này, Công ty đang có vị thế khá vững chắc. Đây là cơ sở để Công ty thực hiện việc mở rộng thị trường ra các khu vực khác. Tuy nhiên việc mở rộng thị trường phải có sự chọn lọc, trước mắt, Công ty tập trung phát triển thị trường khu vực phía Nam với trọng tâm là các khu công nghiệp lớn ở Thành Phố Hồ Chí Minh và Bình Dương.

Ngoài ra, trong dài hạn Công ty có chiến lược xâm nhập một số thị trường quốc tế như Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, các nước trong khu vực Đông Nam Á như Malaysia, Inđônêxia. Đây là những thị trường tiềm năng hứa hẹn khả năng xuất khẩu các sản phẩm linh kiện với doanh thu lớn.

2.3.3. Giải pháp liên doanh liên kết với các đối tác

Về chiến lược liên doanh, liên kết, hiện tại Công ty đang là đối tác độc quyền cung cấp các sản phẩm linh kiện xe máy cho HONDA Việt Nam. Trở thành đối tác chiến lược, Công ty có thể tận dụng tối đa sự trợ giúp về vốn, đặc biệt về công nghệ sản xuất của đối tác Nhật Bản. Có thể nói, chiến lược liên doanh liên kết với hãng HONDA đã mang lại ý nghĩa to lớn cho Công ty. Nó không chỉ giúp giải quyết bài

toán đầu ra cho công ty, mà còn giúp Công ty có thế huy động vốn để mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư thêm máy móc để tăng chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, trong dài hạn, Công ty sẽ cố gắng hợp tác với các doanh nghiệp lắp ráp khác trong nước cũng như nước ngoài nhằm đẩy mạnh việc mở rộng thị trường, xâm nhập thị trường quốc tế.

Chương 3: Giải pháp nâng cao công tác tiêu thụ của Công ty cổ phần Xích Líp Đông Anh

3.1. Mục tiêu và phương hướng hoạt động của Công ty

Một phần của tài liệu chuyên đề thực tập (Trang 34 - 36)