Muốn thực hiện được phép đo phổ hấp thụ nguyên tử của một nguyên tố, cần phải thực hiện các quá trình sau:
1. Quá trình hóa hơi và nguyên tử hoá mẫu: chuyển mẫu phân tích từ trạng thái ban đầu (rắn hay dung dịch) thành trạng thái hơi của các nguyên tử tự do. Đám hơi này chính là môi trường hấp thụ bức xạ. Số nguyên tử tự do trong trạng thái hơi quyết định cường độ vạch phổ hấp thụ. Do đó, quá trình nguyên tử hóa mẫu ảnh
Khe ra
Khe vào
Thấu kính Hệ đơn sắc
hưởng trực tiếp đến kết quả phân tích một nguyên tố. Mục đích của nguyên tử hóa mẫu là tạo ra được đám hơi các nguyên tử tự do từ mẫu phân tích với hiệu suất cao và ổn định để phép đo đạt kết quả chính xác và độ lặp lại cao.
Hiện nay, người ta thường dùng hai kỹ thuật để nguyên tử hóa mẫu phân tích: - Kỹ thuật nguyên tử hóa mẫu bằng ngọn lửa tương ứng có phép đo phổ hấp thụ nguyên tử trong ngọn lửa (F – AAS).
- Kỹ thuật nguyên tử hóa không ngọn lửa tương ứng có phép đo phổ hấp thụ nguyên tử không ngọn lửa (ETA - AAS).
2. Chiếu chùm tia sáng bức xạ đặc trưng của nguyên tố cần phân tích qua đám hơi nguyên tử vừa điều chế được ở trên. Các nguyên tử của nguyên tố cần xác định trong đám hơi đó sẽ hấp thụ một phần năng lượng của tia bức xạ. Sự hấp thụ này phụ thuộc vào nồng độ của các nguyên tử tự do trong môi trường hấp thụ.
3. Thu toàn bộ chùm sáng bằng một hệ thống máy quang phổ, phân ly và chọn một vạch phổ hấp thụ của nguyên tố cần nghiên cứu để đo cường độ của nó. Cường độ đó chính là tín hiệu hấp thụ của vạch phổ hấp thụ nguyên tử. Trong một giới hạn nhất định của nồng độ C, giá trị cường độ này phụ thuộc tuyến tính vào nồng độ C của nguyên tố trong mẫu phân tích theo phương trình (1.4)